2.3. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại NHTM cổ phần Á Châu
2.3.3.2. Xử lí nợ xấu phát sinh
Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA)
ACBA được thành lập vào năm 2004 có trụ sở chính đặt tại Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Với mơ hình là cơng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do ACB chiếm
100% vốn. Nhiệm vụ chính của ACBA là quản lý và thu hồi nợ quá hạn trên toàn hệ thống ACB và khai thác tài sản được giao. Trong năm 2005, ACB đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ACBA và đang được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống ACB. ACB cũng ban hành quy chế tài chính và quy trình nghiệp vụ quản lý và thu hồi nợ quá hạn, quy định các công việc phải thực hiện bao gồm tiếp nhận, thẩm định, phân loại nợ, các biện pháp xử lý, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan…
Nhằm tạo sự chủ động trong quá trình xử lý nợ, ACBA đã bổ sung chức năng bán đấu giá tài sản. Hiện ACBA có bốn người được Bộ Tư pháp cấp thẻ đấu giá viên và có đủ điều kiện để thực hiện bán đấu giá tài sản theo quy định pháp luật.
ACBA phối hợp với Khối Cơng nghệ thơng tin xây dựng chương trình quản lý nghiệp vụ nhằm quản lý số liệu, thông tin về hồ sơ, khoản nợ, tiến trình giải quyết hồ sơ, ... đảm bảo việc theo dõi, quản lý hồ sơ chặt chẽ, phục vụ công tác thống kê, báo cáo khi cần thiết.
Hình 2.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACBA
Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
ACBA Giám đốc Phó giám đốc Phịng kế tốn - Hành chính Phịng nghiệp vụ Kiểm soát viên
Các chức năng hoạt động chủ yếu của ACBA:
Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản đảm bảo nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất. Hồn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất theo quy định của pháp luật trình ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ACB của chính phủ xem xét, trình thủ tướng chính phủ cho phép ACB xố nợ cho khách hàng.
Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của ACB, với giá thị trường theo hình thức sau: tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho công ty mua bán nợ của nhà nước.
Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: giảm nợ, miễn giảm lãi suất, chuyển đổi nợ thành vốn góp.
Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay bằng cách thích hợp: cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm để bán, cho thuê…
Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của ACB theo quy định của pháp luật. Mua bán nợ tồn đọng của TCTD khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản NHTM khác theo quy định pháp luật
Tư vấn đầu tư môi giới bất động sản, dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Kể từ khi thành lập, ACBA đã áp dụng triệt để các biện pháp nhằm mục tiêu thu hồi nợ, hạn chế tổn thất cho ngân hàng, kết quả thu hồi nợ được thể hiện trong bảng 2.7
Bảng 2.10 : Kết quả thu hồi nợ ACBA Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ gốc phải thu 1.189,28 2.680 3.584 3670 3.714 Nợ gốc đã thu 405,20 662 1061 1125 1.157 Tỷ lệ thu hồi nợ (%) 34 24,7 29,6 30,06 31,15 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên ACB
Nhìn chung, số nợ gốc phải thu của ACBA tăng liên tục qua các năm, đây cũng là kết quả tất yếu khi nợ xấu ACB cũng liên tục tăng. Đặc biệt là từ năm 2011 – 2013, nợ xấu nhận chuyển giao tăng đột biến. Tỷ lệ thu hồi nợ của ACBA cũng liên tục tăng, cho thấy ACBA tích cực tăng cường xử lý nợ đã nhận chuyển giao. Tuy nhiên, so với số nợ xấu phải thu thì số nợ xấu thu hồi về vẫn cịn rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong năm 2011, số nợ gốc mà ACBA phải thu là 1.189 tỷ đồng nhưng chỉ thu về được 405 tỷ đồng. Đến năm 2012, số nợ gốc phải thu là 260 tỷ đồng nhưng ACBA chỉ thu về được 662 tỷ đồng. Sang năm 2013, tỷ lệ thu hồi cũng chỉ đạt 29,6% yêu cầu. Nguyên nhân ACBA khó thu hồi nợ là do việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ rất khó khăn, một phần là do thị trường bất động sản bị đóng băng. Tuy vậy, kết quả thu nợ của ACBA có nhiều chuyển biến tích cực sau một số đổi mới như chuẩn hóa quy trình xử lý nợ, chun mơn hóa q trình thu nợ theo từng giai đoạn, xây dựng bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ toàn hệ thống, xây dựng bảng đo lường hiệu suất làm việc, và xây dựng chương trình quản lý tiến độ và chất lượng hồ sơ.
ACBA có nhiệm vụ chính là xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn nhận chuyển giao từ ACB và kinh doanh bất động sản từ xử lý nợ. Tình hình thị trường năm 2015 có những chuyển biến tích cực như: Nợ xấu giảm, thị trường bất động sản có xu hướng ấm lên, tuy nhiên, việc thực thi pháp luật chưa đem lại hiệu quả
cao cho công tác xử lý nợ. Kết thúc năm tài chính 2015, kết quả đạt được từ hoạt động xử lý nợ của ACBA gồm: Từ hoạt động kinh doanh tài sản xử lý nợ đạt doanh thu 70.15 tỷ đồng, đạt lợi nhuận trước thuế 5.19 tỷ đồng; Từ hoạt động thu nợ đạt 1.157,98 tỷ đồng, tương ứng thanh lý 684 hồ sơ. Kết quả này mặc dù có tốt hơn so với năm trước, nhưng tỷ lệ xử lý nợ vẫn chưa cao, ACB vẫn còn phải tiếp tục tăng cường đẩy mạnh hoạt động thu hồi nợ trong thời gian tới.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
Khi khách hàng có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ vay hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ), nhân viên tín dụng sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng.
Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khách hàng tạm thời khó khăn về tài chính hưng vẫn kiên quyết tự tìm giải pháp vượt qua, vẫn có thiện ý trả nợ ngân hàng ACB sẽ tiến hành làm thủ tục gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ cho khách hàng.
Trích lập DPRR
Với mục đích nâng cao tính an tồn trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, trong thời gian vừa qua, ACB đã tích cực trích lập DPRR từ nguồn lợi nhuận hàng năm. ACB đã xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng quỹ DPRR theo hướng chủ động, linh hoạt và phù hợp với thông lệ chuẩn mực quốc tế.
Việc tính dự phịng các khoản cho vay, ACB trích lập theo QĐ 493 của NHNN, được thể hiện trong bảng 2.8:
Bảng 2.11: Tỷ lệ trích lập DPRR tại ACB
Tình trạng q hạn Tỷ lệ dự phịng
Nhóm 1: Q hạn ít hơn 10 ngày 0%
Nhóm 3: Quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày 20% Nhóm 4: Quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày 50%
Nhóm 5: Quá hạn trên 360 ngày 100%
Nguồn: NHTM cổ phần Á Châu
Mức trích lập dự phịng cho vay khách hàng được thể hiện trong bảng:
Bảng 2.12: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể ACB từ năm 2011 - 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng dư nợ 102.809.156 102.814.848 107.190.021 116.324.055 134.031.804 Dự phòng cụ thể 237.407 757.757 749.034 846.376 978.043 Dự phòng chung 749.029 753.048 790.226 732.428 562.774
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên ACB
Hình 2.3. Nợ xấu và dự phịng rủi ro ACB từ 2011-2015
Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2015
Nhìn vào bảng có thể thấy số dư dự phịng của ACB liên tục tăng. Trong giai đoạn này, do nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, chất lượng tín dụng xuống thấp, ngân hàng phải trích lập DPRR cao nhằm đảm bảo an tồn hoạt động. Việc chi phí trích lập dự phịng tăng mạnh cũng cho thấy ACB đang nỗ lực trong việc minh bạch
hố thơng tin với mức trích lập dự phịng tương đối cao. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng của ACB vẫn chưa đầy đủ, khi năm 2012, ACB ghi nhận món tiền gửi khoảng 719 tỷ đồng có kỳ hạn mà ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi tại một ngân hàng thương mại cổ phần khác đã chuyển sang nợ nhóm 2 nhưng vẫn chưa trích lập dự phịng. Đến năm 2013, ACB mới trích lập dự phịng 375.908 triệu đồng cho món tiền đã quá hạn trên.
Năm 2013, nợ xấu của ACB tăng lên tới 3.242 tỷ đồng, riêng nợ nhóm 5 tăng gấp đơi lên 2.122 tỷ đồng, mà tổng dự phịng trích lập chỉ là1.548 tỷ đồng… Trong dư nợ ACB năm 2013, vẫn cịn tồn nhiều món nợ giá trị lớn và chưa có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. Do đó, chi phí dự phịng của ACB sẽ cịn tăng cao qua các năm tới, khi các món nợ này đến thời gian đáo hạn.
Năm 2015, nợ xấu giảm nhanh xuống còn 1.770 tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ nhóm 5 là 1.066 tỷ đồng và trong năm ACB chỉ trích thêm 411 tỷ đồng dự phịng, nâng số dư dự phòng cuối kỳ lên 1.540 tỷ đồng.
Mức trích lập dự phịng so với giá trị nợ xấu của ACB năm 2015 đạt 87%, cho thấy ACB đã tích cực tăng trích lập nhằm xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu đáng kể.
Sau khi đã trích lập DPRR, những khoản nợ này sẽ được đưa ra ngoại bảng để được theo dõi và xử lý tiếp.
Bán nợ
Sau khi nợ xấu được đưa ra ngoại bảng, bán nợ là phương án mà ACB sử dụng để xử lý nợ xấu. Trong năm 2014-2015, ngân hàng đã bán cho VAMC hơn 2.200 tỷ đồng nợ xấu. Năm 2014, ACB đã bán 1.036 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC (ghi nhận 970 tỷ đồng giá trị trái phiếu đặc biệt), chi phí trích lập dự phịng rủi ro là 1.531 tỷ đồng. ACB đặt mục tiêu xử lý 1.600 tỷ đồng nợ xấu, đăng ký bán 1000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2015.
Tuy nhiên, VAMC thực chất chưa xử lý được nợ xấu mà chỉ làm những giao dịch mang tính chất kế tốn. VAMC chỉ giúp ngân hàng chuyển nợ xấu ra ngoại
bảng để nợ xấu trên báo cáo tài chính sạch hơn. Nếu sau 5 năm mà khoản nợ đã bán vẫn không xử lý được hết thì NHTM phải nhận lại món nợ đó để tiếp tục xử lý. Một trong những khó khăn của VAMC hiện nay là do Việt Nam chưa có cơ chế thị trường để đấu giá các khoản nợ. Nếu các khoản nợ chỉ dời từ ngân hàng sang VAMC mà khơng tìm ra được các biện pháp xử lý thì những khoản nợ này sẽ khơng thể nào biến mất khỏi hệ thống ngân hàng. Do đó, rủi ro vẫn thuộc về ACB
và ACB phải trích lập dự phòng nợ xấu từ lợi nhuận hàng năm. Tuy nhiên, VAMC có giải quyết nợ xấu thành cơng hay khơng sẽ đóng vai trị quyết định đối với lợi nhuận của ngân hàng.
Tỷ lệ biện pháp xử lý nợ xấu mà ACB áp dụng:
Bảng 2.13: Tỷ lệ các biện pháp xử lý nợ xấu ACB áp dụng từ năm 2011 – 2015 2015
Biện pháp Tỷ trọng
Xử lý bằng Quỹ DPRR 33%
Cơ cấu lại nợ 6%
Phát mãi TSBĐ 10%
Bán nợ 18%
Khởi kiện khách hàng 2%
Thu nợ 6%
Miễn giãm lãi 5%
Tiếp tục cấp tín dụng 6%
Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa
vụ trả thay 3%
Biện pháp khác 11%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết ACB
Trong các biện pháp thì xử lý nợ xấu bằng Quỹ DPRR vẫn là biện pháp được ACB sử dụng nhiều nhất. Đây cũng là một biện pháp đang được các ngân hàng khác áp dụng nhiều nhất. Biện pháp phát mãi TSBĐ cũng là một biện pháp ACB áp dụng nhiều vì nguyên tắc cho vay của ACB là cho vay dựa trên TSBĐ, giúp ACB thu hồi được một phần nợ xấu. Tuy nhiên, việc phát mãi TSĐB mất nhiều thời gian, thủ tục rườm rà, tốn kém nhiều chi phí, thêm vào đó thị trường bất động sản đóng băng
cũng khiến cho việc bán TSĐB rất khó khăn. Một biện pháp khác ACB áp dụng là bán nợ cho VAMC, chiếm tỷ trọng cao, biện pháp này giúp giảm tỷ lệ nợ xấu ACB.