Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alph

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 73 - 75)

2.4. Thực trạng nghiên cứu khảo sátcác nhân tố tác động đến công tác

2.4.3.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alph

Tính hệ số độ tin cậy Cronbach Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Tiến hành loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mơ hình nghiên cứu. Chỉ những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 và hệ số Alpha lớn hơn 0,6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Khi thang đo

có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt. Tác giả sẽ lần lượt tiến hành kiểm tra độ tin cậy của từng biến bao gồm 3 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.

Kiểm định Nhân tố từ phía khách hàng đi vay: Nhân tố này bao gồm 6 biến được mã hóa cụ thể trong bảng khảo sát. Kết quả được thể hiện trong phụ lục 2 - bảng 2.8.

Nhìn vào phụ lục 2 - bảng 2.8 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố con người là 0,817 > 0,6 nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 nên các biến đạt yêu cầu về độ tin cậy của dữ liệu.

Kiểm định Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay: Bao gồm 14 biến được mã hóa cụ thể trong bảng khảo sát. Kết quả được thể hiện trong phụ lục 2 - bảng 2.9.

Nhìn vào bảng trên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay là 0,884 > 0,6 nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Các biến quan sát

đều có hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3 nên các biến đạt yêu cầu về độ tin cậy của dữ liệu.

Kiểm định Nhân tố từ Môi trường kinh tế và môi trường pháp lý: Bao gồm 10 biến được mã hóa cụ thể trong bảng khảo sát. Kết quả được thể hiện trong phụ lục 2 - bảng 2.10

Ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của Nhân tố từ Môi trường kinh tế và môi

trường pháp lý là 0,804 > 0,6 nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các biến quan

sát đều có hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3 nên các biến đạt yêu cầu về độ tin cậy của dữ liệu.

Kiểm định nhân tố phụ thuộc Biện pháp giúp tăng cường quản lý nợ xấu tại

ACB: Bao gồm 6 biến được mã hóa cụ thể trong bảng khảo sát. Kết quả được thể hiện trong phụ lục 2 - bảng 2.11

Ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Biện pháp giúp tăng cường quản lý nợ xấu tại ACB là 0,785 > 0,6 nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các

biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3 nên các biến đạt yêu cầu về độ tin cậy của dữ liệu.

Thực hiện các bước kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu cho thấy rằng tất cả các biến đều đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu, thỏa mãn yêu cầu về dữ liệu được đặt ra. Dùng các dữ liệu này cho các bước tiếp theo là hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)