Diễn biến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 48 - 50)

Bảng 2.5 : Nợ xấu ACB từ năm 2011- 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Dư nợ 102.809.156 102.814.848 107.190.021 116.324.055 134.031.804 Nợ xấu 917.967 2.570.970 3.242.689 2.533.248 1.770.693 Tỷ lệ Nợ xấu 0,89% 2,5% 3,03% 2.2% 1.3%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên ACB

Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ACB đã có sự gia tăng so với 2 năm trước, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,89%, nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu năm 2011 một phần là do cuối năm 2010, ACB bắt đầu áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493, do đó nợ xấu gia tăng là tất yếu. Nhưng nhìn chung, ACB vẫn kiểm sốt tốt hoạt động tín dụng của mình khi tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2011 chỉ bằng ¼ lần so với tồn ngành và thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Năm 2012 và 2013, tỷ lệ nợ xấu của ACB có xu hướng tăng dần. Đặc biệt, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu đã tăng đến 3,03%, rơi vào nhóm phải bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) theo quy định. Nguyên nhân làm cho nợ xấu ACB tăng là do hàng tồn kho của doanh nghiệp ứ đọng nhiều khiến họ hạn chế vay vốn mới và ngân hàng cũng khơng dám cho vay vì lo sợ gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Việc tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, nhất là trong tình hình dư nợ cho vay ACB 2 năm này không tăng trưởng khả quan, cho thấy chất lượng tín dụng của ACB đang giảm sút nhanh chóng.

Đến cuối năm 2015, ACB có 1.771 tỷ đồng nợ xấu, tương đương 1,3% tổng dư nợ, giảm mạnh 31% nợ xấu về giá trị tuyệt đối, giảm 0,9% về tỷ lệ. Để đạt được kết quả này, đặc biệt trong bối cảnh khả năng trả nợ, trả lãi của nhiều bộ phận khách hàng tiếp tục suy yếu, Ban điều hành, Ủy ban Tín dụng và Ủy ban Quản lý Rủi ro của ACB đã và đang tập trung cao độ vào việc thẩm định khách hàng, thẩm định tài

sản đảm bảo, đánh giá khả năng thu hồi nợ, đồng thời xử lý, kiểm soát nợ xấu, bằng cách liên tục rà sốt, thu hồi nợ, trích lập dự phịng, xóa nợ, bán nợ.

Trong các năm 2013-2015, ACB mạnh tay xử lý các tồn đọng, rủi ro phát sinh từ năm 2012. Ngân hàng chủ động xử lý nợ xấu và bán nợ cho VAMC. Ngân hàng đã trích lập dự phịng, thối thu các khoản lãi phải thực hiện theo quy định và trích lập dự phịng một phần cho năm 2015. Mục tiêu, cuối năm 2015, ngân hàng cơ bản xử lý xong những tồn đọng của năm 2012.

Bảng 2.6 : Dư nợ ACB theo nhóm nợ từ năm 2011 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 101.564.431 94.822.750 100.980.134 110.796.873 129.923.268 Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 326.758 5.421.128 2.967.018 2.993.934 2.337.843 Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 274.973 747.218 656.978 293.035 174.499 Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 345.655 673.361 463.358 444.308 530.241 Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn 297.339 1.150.391 2.122.533 1.795.905 1.065.953 Tổng 102.809.156 102.814.848 107.190.021 116.324.055 134.031.804

Nợ xấu ACB liên tục tăng qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2012 - 2014. Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh qua các năm, một phần do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, nhưng qua đó cũng chỉ ra rằng chiến lược quản lý nợ của ACB chưa thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)