NHTM cổ phần Á Châu (ACB)
Để có thể tìm ra những giải pháp nhằm phòng ngừa nợ xấu phát sinh, cũng như xử lý nợ xấu đang tồn đọng cần tìm ra những nhân tố nào đang tác động ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng, từ đó giúp cho việc đề ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu được hiệu quả hơn.
1.6.1. Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến quản lý nợ xấu tại ngân hàng nợ xấu tại ngân hàng
Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng.
Berger & Deyoung (1997): hai tác giả đã đưa ra bốn giả thiết: sự kiện bên ngồi khơng kiểm soát được, nội bộ ngân hàng, nguồn vốn ngân hàng, rủi ro đạo
đức, bốn nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng. Bốn giả thiết có thể tác động đồng thời gây ra nợ xấu tại ngân hàng.
Xiaofen Chen (2001): tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu: tốc độ tăng GDP thực, lãi suất huy động, tính cạnh tranh của ngân hàng, dư nợ tín dụng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy biến dư nợ tín dụng có tác động mạnh nhất gây ra nợ xấu tại ngân hàng.
Rajan & Dhal (2003): Hai tác giả đã sử dụng mơ hình phân tích hồi quy chỉ ra rằng các yếu tố tài chính tác động đáng kể đến nợ xấu tại ngân hàng. Bên cạnh đó. quy mơ ngân hàng cũng tác động tích cực lên nợ xấu ngân hàng. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay có thể được xem là một biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý nợ xấu, đặc biệt tại các ngân hàng có quy mơ lớn.
Dash & Kabra (2010): hai tác giả đã điều tra một số biến kinh tế vĩ mô và biến nội bộ ngân hàng tác động tới nợ xấu. Các tác giả chỉ ra rằng thay đổi trong thu nhập thực tế gây tác động tiêu cực đáng kể đến tỷ lệ nợ xấu và các NHTM cho vay với lãi suất cao hơn thì nợ xấu phát sinh lớn hơn.
1.6.2. Mơ hình nghiên cứu:
Từ việc xem xét các nghiên cứu cùng đề tài, mơ hình nghiên cứu được đề xuất gồm 3 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc:
Hình 1.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả với:
F1: nhân tố từ phía khách hàng đi vay F2: Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay
F3: Nhân tố từ môi trường pháp lý và môi trường kinh tế
Giả thiết H1: Nhân tố khách hàng đi vay có tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB
Giả thiết H2: Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay có tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB
Giả thiết H3: Nhân tố từ mơi trường pháp lý và mơi trường kinh tế có tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB
1.6.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: bằng phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện thơng qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia tại ACB, kết hợp với phương pháp thảo luận tay đơi với 5 cán bộ tín dụng tại ACB nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý nợ xấu tại ACB.
Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay QUẢN
LÝ NỢ XẤU
Nhân tố từ phía Khách hàng đi vay
Nhân tố từ phía Mơi trường kinh tế và mơi trường pháp lý
Qua đó, tác giả xác định được 3 nhóm nhân tố tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB: nhân tố từ phía khách hàng đi vay, nhân tố từ phía ngân hàng cho vay và nhân tố môi trường kinh tế và môi trường pháp lý.
Trên cơ sở đó, một bảng câu hỏi gồm 30 câu hỏi (Xem phụ lục 1) tương ứng với 30 biến quan sát đại diện cho 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu và 6 câu hỏi tương ứng với 6 biến quan sát được xây dựng.
Nghiên cứu định lượng: Mục đích là nhằm kiểm định lại mơ hình nghiên cứu và đo lường mức độ tác động các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất.
Thơng tin được thu thập qua 2 hình thức: gửi mail và phát phiếu khảo sát trực tiếp.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
o Đánh giá độ tin cậy các thành phần thang đo bằng kiểm định Cronbach Alpha
o Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra nhân tố phù hợp
o Phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mơ hình.
Kích thước mẫu: Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì tỷ lệ quan sát trên biến quan sát là 4:1 hoặc 5:1. Mơ hình nghiên cứu của tác giả có 36 biến, do đó số mẫu tối thiểu phải là 180.
Thang đo: Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, với 1 là hoàn tồn khơng đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã hệ thống hoá lý luận tổng quan về quản lý nợ xấu NHTM. Thể hiện bao quát các vấn đề lý luận về nợ xấu, quản lý nợ xấu tại NHTM. Bên cạnh đó, tác giả tổng hợp nguyên nhân gây ra nợ xấu có cả yếu tố chủ quan từ phía khách hàng vay và ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ mơi trường kinh doanh. Tác giả cũng đã trình bày kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở một số nước trên thế giới. Với những thành công đạt được trong công tác xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới, tác giả cũng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho việc quản lý nọ xấu, xử lý nợ xấu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cịn đề ra mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác quản lý nợ xấu tại NHTM làm cơ sở cho việc phân tích trong chương 2.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU