2.5. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại NHTM CP Á Châu
2.5.2. Hạn chế của công tác quản lý nợ xấu
Bên cạnh những thành tựu đạt được, cơng tác quản lý nợ xấu cịn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể:
Việc phân nhóm nợ của ACB theo QĐ 493 còn phụ thuộc nhiều vào thời gian đáo hạn, mà khơng chú trọng đến khả năng thanh tốn, giá trị thực của TSĐB. Trên thực tế, ACB có nhiều món nợ được đánh giá là nợ xấu vì khơng có khả năng thanh toán khi đến hạn, nhưng vẫn chưa xếp vào nhóm nợ xấu vì chưa đến thời gian đáo hạn. Việc phân loại nợ theo QĐ 493 không phản ánh đúng thực trạng nợ xấu tại ngân hàng, ngồi ra mức trích lập dự phịng chênh lệch rất lớn giữa các nhóm nợ, nên để hạn chế trích lập dự phịng rủi ro cao ảnh hưởng thu nhập của ngân hàng, ACB cũng hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3 thơng qua việc gia hạn nợ, điểu đó làm cho con số nợ xấu ACB không phản ánh đúng thực tế.
Năng lực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro của ban lãnh đạo điều hành còn nhiều hạn chế. Cơ cấu cho vay của ACB còn tập trung lớn vào cho vay một số các doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với các cổ đơng lớn. Mức tín dụng cấp cho các đối tượng này là rất lớn với những điều kiện dễ dãi đã đẩy nợ xấu tăng cao; trong khi các quy định giám sát hầu như chưa thể chế tài trường hợp này.
Năng lực nhận biết gian lận khi phân tích khách hàng của các cán bộ làm cơng tác tín dụng cịn yếu kém. Đối với hoạt động tín dụng, bên cạnh u cầu về trình độ học vấn tốt thì cịn phải cần rất nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, phải có kỹ năng phân tích tổng hợp thơng tin trên nhiều lĩnh vực hoạt động, từ đó mới có thể đánh giá tồn diện, chính xác thơng tin khách hàng. Trình độ nhân lực cịn hạn chế sẽ là rào cản gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc chủ động ngăn ngừa rủi ro phát sinh cũng như xử lý những rủi ro đã phát sinh. Với những chính sách thu hút nhân lực kém hấp dẫn hơn so với các ngân hàng khác, đặc biệt ngân hàng nước ngồi sẽ làm cho ACB gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài để đáp ứng những nhu cầu kinh doanh mới và hiện tại
Hoạt động xử lý nợ của ACB chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay, ACB vẫn chủ yếu xử lý nợ xấu từ dự phịng RRTD để bù đắp tổn thất. Thêm vào đó, để tránh ảnh hưởng đến thu nhập, có nhiều khoản nợ đã khơng được trích lập DPRR một cách đầy đủ. Biện pháp xử lý nợ thông qua bán nợ cho VAMC khơng thực sự xóa được nợ, biện pháp khai thác TSBĐ cũng được sử dụng nhưng với quy trình xử lý nợ
bằng khai thác, phát mãi TSBĐ tốn rất nhiều thời gian và công sức, làm giảm hiệu quả xử lý nợ.
Công ty xử lý nợ ACBA hoạt động còn nhiều hạn chế. Các nghiệp vụ xử lý nợ của cơng ty cũng cịn một số nhược điểm, chưa thực sự chủ động trong các công tác thu hồi nợ, chưa có đầy đủ chức năng nghiệp vụ của một công ty chuyên đề về xử lý nợ như ở các nước khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Thu nợ xấu chưa đạt được kế hoạch giao.