Tỷ lệ nợ xấu Hàn Quốc qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 33)

Những biện pháp Hàn Quốc đang áp dụng nhằm quản lý nợ xấu:

Hạn chế cho vay với các DN lớn: các NHTM lớn ở Hàn Quốc đang thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với các tập đồn lớn vì lo ngại gia tăng các khoản nợ xấu trong bối cảnh tái cơ cấu doanh nghiệp liên tục của ngành công nghiệp yếu kém. Dư nợ cho vay của Ngân hàng Shinhan, Ngân hàng Kookmin và ba ngân hàng lớn khác cho các công ty lớn đạt 90.8 tỷ won tính đến năm 2015, giảm 4.8 tỷ won từ 95.6 tỷ won so với năm 2014, theo số liệu của ngành cơng nghiệp.

KAMCO tích cực xử lý nợ xấu: Với vai trò then chốt trong tái cấu trúc hệ thống sau khủng hoảng, chính phủ Hàn Quốc đã thành lập KAMCO để tăng cường quản lý, xử lý khủng hoảng, khôi phục và phát triển thị trường tài chính. KAMCO đã đóng vai trị như một tổ chức tạo lập thị trường, kết nối giữa người bán và các nhà đầu tư mua nợ xấu. Hơn hết, Hàn Quốc đã thuyết phục thành công các nhà đầu tư quốc tế lớn chuyên tìm mua nợ xấu quan tâm tới thị trường Hàn Quốc. Sau hơn 50 năm thành lập, nhất là sau thành công trong việc xử lý nợ xấu trong hai giai đoạn khủng hoảng năm 1997 và năm 2008, KAMCO đã tạo được niềm tin cho công chúng. Thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi đồng thời đã khuyến khích các nhà đầu tư trong nước cùng tham gia.

Để hỗ trợ các Ngân hàng trong việc giải quyết nợ xấu, KAMCO đã liên tục mua lại các khoản nợ này từ phía ngân hàng. KAMCO đã mua khoảng 7.400 tỷ won giá trị của các tài sản xấu kể từ năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra. Trong số đó, KAMCO đã giải quyết được khoảng 1.600 tỷ won nợ xấu. Chỉ trong năm 2010, KAMCO cũng đã mua lại hơn 816.4 tỷ won nợ xấu từ các ngân hàng để giúp tăng cường khả năng tài chính cho ngân hàng. Năm 2013, để giúp làm sạch bảng cân đối kế toán của các Ngân hàng KAMCO cũng đã mua lại 3.100 tỷ won nợ xấu để xử lý. Sau khi mua nợ, KAMCO đã tập hợp các khoản nợ xấu từ các tổ chức này, định giá lại và bán cho các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các ngân hàng đầu tư quốc tế và các quỹ đầu tư tư nhân.

Được sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ: Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cũng như ban hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan an toàn hoạt động ngân hàng cũng được điều chỉnh, sửa đổi để đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và an tồn trong tương lai.

Bên cạnh đó, tăng cường sự tham gia của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi vào tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua một nền tảng pháp lý minh bạch. Theo đó, Luật Bảo vệ người gửi tiền được ban hành năm 1995 là tiền đề cho việc thành lập Công ty Bảo hiểm tiền gửi (KDIC), quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tại Hàn Quốc. Luật Bảo vệ người gửi tiền quy định rõ mục tiêu hoạt động của KDIC là bảo vệ tiền gửi của người gửi tiền và duy trì ổn định tài chính tại Hàn Quốc, với các chức năng chính gồm: (i) quản lý quỹ Bảo hiểm tiền gửi; (ii) giám sát rủi ro; (iii) xử lý đổ vỡ; (iv) thu hồi nợ; và (v) điều tra. Cơ sở pháp lý đầy đủ và ổn định, tương xứng với luật điều chỉnh các lĩnh vực khác trong hoạt động tài chính đã giúp cho KDIC có vị thế độc lập tương đối và chủ động trong phối hợp với các cơ quan khác trong mạng an toàn tài chính để xử lý đổ vỡ ngân hàng và khủng hoảng tài chính một cách hiệu quả, góp phần khơi phục ổn định hệ thống tài chính ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô tại Hàn Quốc.

Trong quy trình xử lý, KDIC đã giảm thiểu rủi ro đạo đức bằng cách áp dụng nguyên tắc chi phí tối thiểu, nguyên tắc chia sẻ thiệt hại. KDIC cũng đã thực hiện điều tra và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân, tổ chức gây ra đổ vỡ tại các tổ chức tài chính. Nhờ đó, cơng tác quản trị doanh nghiệp tại các tổ chức tài chính đã được cải thiện rõ rệt, hệ thống tài chính ngân hàng khơi phục và hoạt động ổn định, hiệu quả hơn.

Thành lập Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc, đến năm 2008, Ủy ban Giám sát tài chính được tổ chức lại thành Ủy ban Dịch vụ tài chính. Hàn Quốc hiện đang điều hành giám sát tài chính hợp nhất hệ thống với Ủy ban Dịch vụ tài chính và các dịch vụ giám sát tài chính.

Ban hàng các đạo luật hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng như: "Đạo luật Ngân hàng" và Nghị định thực thi của nó, Quy chế giám sát và Quy định giám sát, "Đạo luật về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính" "Đạo luật về cải thiện cơ cấu của ngành cơng nghiệp tài chính", …từ đó đã giúp điều tiết hoạt động quản lý nợ xấu của các ngân hàng tại Hàn Quốc; trong khi KAMCO, Dịch vụ tài chính Ủy ban, và Ủy ban Giám sát tài chính thực hiện và giám sátcác nhiệm vụ liên quan đến pháp luật ở trên. Ngoài ra, các đạo luật khác liên quan đến tái cơ cấu nợ, luật phá sản …đã hỗ trợ tích cực cho cơng tác xử lý nợ xấu của Hàn Quốc.

1.5.2. Trung Quốc

Nhìn vào hình 1.2, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc đang gia tăng liên tục, từ năm 2013 đã trên mức 1% so với tổn g dư nợ. Theo Ủy ban Giám sát và quản lý ngân hàng Trung Quốc, tính đến tháng 6/2015, nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng hơn 322 tỷ nhân dân tệ lên 1.800 tỷ nhân dân tệ (gần 290 tỷ USD). Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu trong tổng số tiền cho vay tại nước này ở mức hơn 1,5% vào cuối tháng 06/2015, tăng 0,22% so với đầu năm. Lợi nhuận ròng của các ngân hàng Trung Quốc đạt 1.100 nhân dân tệ trong sáu tháng đầu năm 2015, và mức tăng lợi nhuận của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2015 đã giảm 13,03% so với cùng kỳ năm 2014. Điều này cho thấy các rủi ro liên quan đến tín dụng ngân hàng bắt đầu xuất hiện trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất 25 năm qua. Nợ xấu gia tăng đang đe dọa đến hệ thống tài chính Trung Quốc, nguy cơ đổ vỡ ngân hàng, do đó Chính phủ Trung Quốc đã và đang tìm nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)