CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 Khái niệm và vai trò của thẻ điểm cân bằng (BSC) trong thực thi và kiểm soát
2.2.2 Vai trò của BSC trong thực thi và kiểm soát chiến lược
Trong cuốn sách “ Balace Score Card, Step by Step” tái bản lần 2 năm 2006 của Niven, ông nhắc đến ba vai trị chính của BSC trong thực thi và kiểm soát chiên lược của tổ chức gồm: (1) Công cụ giao tiếp, (2) Hệ thống đo lường và (3) Hệ thống quản lý chiến lược.
- Công cụ giao tiếp: Với bản đồ chiến lược, BSC đã cụ thể hóa những chiến lược ở cấp quản trị cao thành những chiến thuật hành động ở cấp quản trị thấp hơn – biến chiến lược thành hành động. Sẽ khơng có một cơng cụ đo lường nào tồn tại trong bản đồ chiến lược, mà là sự kết nối mang tính nhân quả giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức, chỉ ra từng bước đi để đạt đến sự thành công trong thực thi chiến lược.
- Hệ thống đo lường: Từ những mục tiêu chiến lược, các thước đo BSC được thiết lập. Bản đồ chiến lược là công cụ biến chiến lươc thành hành động cho doanh nghiệp, nhưng là chưa đủ nếu thiếu đi những thước đo để đo lường hiệu quả các hoạt động đó. Đây được coi là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu, khái quát hơn là hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.
- Hệ thống quản lý chiến lược: Với dự định ban đầu sử dụng BSC như một công cụ giúp doanh nghiệp cân bằng các chỉ số tài chính trong quá khứ và các giá trị trong tương lai của chính doanh nghiệp đó, Norton và Kaplan đã nhận ra BSC cịn là một cơng cụ hỗ trợ cho việc sắp xếp các hành động thực thi trong ngắn hạn tương ứng với chiến lược dài hạn. Đó là cái mà hai ơng gọi là “Hệ thống quản lý chiến lược”.
2.2.3 Ưu nhược điểm của BSC khi áp dụng vào việc thực thi và kiểm soát chiến lược
2.2.3.1 Ưu điểm
- BSC chia các mục tiêu chiến lược thành các thành phần trong một bản đồ chiến lược súc tích, dễ hiểu.
- Giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách giữa mục tiêu chiến lược và hành động thực tế, kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu chiến lược và nguồn lực doanh nghiệp.
- BSC làm tăng sự đổi mới và các phương pháp cải tiến quy trình như Lean & 6- Sigma, đồng thời nó cũng đảm bảo rằng tiếng nói của khách hàng ln được coi trọng trong doanh nghiệp.
- BSC là một minh họa trực quan cho thấy rằng các mục tiêu chiến lược tưởng chừng như hồn tồn khác nhau lại có thể liên quan mật thiết với nhau như thế nào, thậm chí là một mối quan hệ nhân quả.