Khảo sát lần 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong việc thực thi và kiểm soát chiến lược tại ngân hàng shinhan việt nam (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.2 Xây dựng bản đồ chiến lược

4.2.2.1 Khảo sát lần 1

Đề xuất bản đồ chiến lược được gửi đến 12 chuyên gia (được đánh số ngẫu nhiên) bằng email nội bộ để khảo sát sự đồng thuận đối với cách sắp xếp 20 mục tiêu chiến lược vào 4 khía cạnh của Thẻ điểm cân bằng (Xem phụ lục 2). Vì các mục tiêu chiến lược đã được thống nhất cao của ban lãnh đạo SHBVN trong bản mục tiêu chiến lược giai đoạn 2013-2017 của Ngân hàng, do đó, trong bảng khảo sát, tác giả luận văn không tập trung vào việc đánh giá, bổ sung hay thay đổi các mục tiêu chiến lược, mà hướng đến việc sắp xếp các mục tiêu theo 4 khía cạnh của BSC đó sao cho hợp lý nhất.

*Kết quả khảo sát lần 1:

Sau 2 tuần, kết quả vòng khảo sát lần 1 được thu hồi đầy đủ từ 12 chuyên gia. Kết quả phản hồi từ các chuyên gia được liệt kê như Bảng 4.3:

Bảng 4.3 Kết quả khảo sát vòng 1 về đề xuất bản đồ chiến lược Mục tiêu

ký hiệu Kết quả khảo sát Tđồng thuận ỷ lệ không

1, 2, 3, 4, 5, 6 100% chuyên gia đồng thuận giữ nguyên vị trí 0

7 Có 3 chun gia khơng đồng 25%

8 Có 1 chuyên gia không đồng ý 8.33%

9, 10, 11 100% chuyên gia đồng thuận giữ nguyên vị trí 0

12 Có 2 chun gia khơng đồng ý 16.67%

13, 14, 15, 16, 17, 18

100% chuyên gia đồng thuận giữ nguyên vị trí 0

19 4 chuyên gia không đồng ý 33.33%

20 3 chuyên gia không đồng ý 25%

*Chi tiết ý kiến của các chuyên gia khơng đồng thuận:

Mục tiêu số 7: Có ba ý kiến không đồng thuận giữ mục tiêu số 7 ở khía cạnh Khách hàng như sau (tác giả đã phiên dịch từ nguyên bản tiếng Anh của các chuyên gia):

- “Mục tiêu này nên đặt vào khía cạnh qui trình nội bộ sẽ phù hợp hơn, vì đây là mục tiêu của quá trình phục vụ khách hàng”

- “Khía cạnh khách hàng là xét đến số lượng khách hàng mà ngân hàng có được, khơng phải là giá trị khai thác từ khách hàng”

- Chuyên gia cịn lại khơng đưa ra lý do cho sự khơng đồng thuận của mình.

Mục tiêu số 8: Ý kiến chuyên gia không đồng thuận:

- “Mục tiêu này nên gộp chung với mục tiêu giữ chân khách hàng Hàn Quốc”

Mục tiêu số 12: Ý kiến các chuyên gia không đồng thuận:

- “Trách nhiệm của Ngân hàng đối với xã hội không nằm trong chuỗi cung ứng của khía cạnh Qui trình nội bộ”

- “Mục tiêu của các hoạt động xã hội là mở rộng danh tiếng của Ngân hàng đến với khách hàng, bên cạnh đó, đây là một nét văn hóa đặc trưng của SHBVN tạo ra sự khác biệt với các Ngân hàng khác. Do vậy, sẽ thích hợp hơn nếu đặt mục tiêu này vào khía cạnh học hỏi và phát triển”

Mục tiêu số 19: Ý kiến các chuyên gia không đồng thuận:

- “Tăng số lượng chi nhánh liên quan đến việc tăng tài sản của Ngân hàng” - Đây là mục tiêu nằm ở cấp chiến lược dài hạn, không nên xếp chung với các

mục tiêu cấp chiến thuật”

- “Mục tiêu này còn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và chủ trương của Nhà nước, không thể thực hiện được nếu chỉ dựa vào ý muốn chủ quan của Ngân hàng” (2 chuyên gia cùng ý kiến này)

Mục tiêu 20: Ý kiến của 3 chuyên gia không đồng thuận:

- “Việc tăng số lượng nhân viên đi cùng với tăng số lượng chi nhánh, do đó, nếu việc tăng lượng chi nhánh không thể thực hiên theo ý muốn chủ quan, thì việc tăng số lượng nhân viên là không cần thiết” (2 chuyên gia cùng ý kiến này)

- Chun gia cịn lại khơng nêu ra lý do không đồng thuận.

Như vậy, sau vịng khảo sát đầu tiên, có 15 mục tiêu đạt 100% đồng thuận từ các chuyên gia giữ nguyên vị trí sắp xếp như Bảng đề xuất bản đồ chiến lược, có 1 mục tiêu đạt 91.67% ý kiến đồng thuận, có 1 mục tiêu đạt 83.88% đồng thuận, 2 mục tiêu đạt 75% đồng thuận và 1 mục tiêu đạt 66.67% đồng thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong việc thực thi và kiểm soát chiến lược tại ngân hàng shinhan việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)