Khảo sát lầ n2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong việc thực thi và kiểm soát chiến lược tại ngân hàng shinhan việt nam (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.2 Xây dựng bản đồ chiến lược

4.2.2.2 Khảo sát lầ n2

Sau vòng khảo sát lần 1, tác giả tiến hành cuộc khảo sát lần hai bằng phương pháp thảo luận nhóm. Tác giả đề tài xin phép ban lãnh đạo Ngân hàng 60 phút cuối trong cuộc họp hàng tuần của ban lãnh đạo, để thực hiện cuộc khảo sát lần hai. Trong cuộc khảo sát lần hai này, tác giả trình bày kết quả của cuộc khảo sát lần một cũng như các ý kiến không đồng thuận của các chuyên gia, để mọi người cùng thảo luận và đưa ra ý kiến của mình (Xem phụ lục 3). Các mục tiêu đã đạt 100% đồng thuận sẽ không được đưa vào cuộc thảo luận nữa, mà chỉ tập trung vào các mục tiêu chưa đạt được 100% đồng thuận (mục tiêu số 7, 8, 12, 19 và 20).

Kết quả cuộc khảo sát lần 2 như sau:

Mục tiêu 7: Các chuyên gia sau khi đưa ra ý kiến của mình thì 3 chuyên gia ban đầu không đồng thuận cũng đã hồn tồn tán thành giữ ngun vị trí của mục tiêu 7, vì về bản chất, mục tiêu này mang ý nghĩa Ngân hàng đang xét đến khả năng mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng từ khách hàng. Như vậy, sau vòng khảo sát 2, 100% chuyên gia đã đồng thuận với mục tiêu 7.

Mục tiêu 8: Chỉ có 1 chun gia khơng đồng thuận mục tiêu này sau vịng khảo sát số 1. Ý kiến của chuyên gia này được đưa ra thảo luận tại cuộc thảo luận nhóm. Tuy nhiên, các chun gia cịn lại khơng đồng ý với ý kiến đó. Vì ý nghĩa của mục tiêu này là tăng sự tin tưởng và tính gắn kết giữa SHBVN và các cơng ty có vốn FDI Hàn Quốc. Trong khi ý nghĩa của mục tiêu giữ chân khách hàng Hàn Quốc là giữ vững mối quan hệ với lượng khách hàng Hàn Quốc – nền tảng cho sự khởi đầu của SHBVN tại Việt

Nam. Ý kiến của chuyên gia không đồng thuận ban đầu vẫn không thay đổi sau khi nghe ý kiến của các chuyên gia khác; tuy nhiên, do tỷ lệ khơng đồng thuận khơng cao (8.33%), do đó, mục tiêu số 8 vẫn giữ nguyên như như đề xuất.

Mục tiêu 12: Ý kiến của chuyên gia không đồng thuận về việc chuyển mục tiêu này sang khía cạnh Học hỏi & Phát triển được các chuyên gia còn lại quan tâm. Ý nghĩa của mục tiêu này là tăng uy tín và mở rộng danh tiếng của Ngân hàng đối với khách hàng. Sau khi thảo luận vòng 2, tất cả các chuyên gia đã nhất trí chuyển mục tiêu 12 sang khía cạnh Học hỏi & Phát triển.

Mục tiêu 19 và 20: Hai mục tiêu này được đưa ra thảo luận cùng lúc, vì tính song hành của chúng: Ngân hàng chỉ cần thiết tăng số lượng nhân viên nếu có thể tăng số lượng chi nhánh (trong Bản chiến lược giai đoạn 2013-2017 của SHBVN, 2 mục tiêu này cũng được nêu ra đồng thời). Sau thời gian thảo luận, các chuyên gia đã nhất trí loại hai mục tiêu này ra khỏi đề xuất bản đồ chiến lược, vì các lý do sau:

- “Đây là định hướng phát triển của Ngân hàng trong tương lai, nó phụ thuộc vào chủ trương và chính sách của Nhà nước Việt Nam cũng như Ngân hàng nhà nước về việc cấp giấy phép để mở chi nhánh Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Vì vậy, sẽ là khơng thích hợp nếu xếp 2 mục tiêu này cùng với các mục tiêu còn lại”.

- “Bản đồ chiến lược và KPI được xây dựng để ứng dụng vào việc đo lường hiệu quả hoạt động của các chi nhánh SHBVN, còn việc mở rộng chi nhánh là thuộc về thẩm quyền của hội sở”

Như vậy, qua 2 vòng khảo sát, các chuyên gia đã gần như có ý kiến thống nhất hồn toàn về Bảng đề xuất bản đồ chiến lược của SHBVN. Do vậy, tác giả không tiến hành thêm vòng khảo sát nào nữa. Kết quả khảo sát vòng 2 được thể hiện trong Bảng 4.4

Bảng 4.4 Kết quả khảo sát vòng 2 về đề xuất bản đồ chiến lược

Tiêu chí Số lượng Ghi chú

Số mục tiêu giữ nguyên vị trí như đề

xuất 17 mục tiêu

Từ số 1 đến số 18 (trừ mục tiêu số 12)

Số mục tiêu thay đổi

vị trí 1 mục tiêu

Mục tiêu số 12 chuyển từ khía cạnh Qui trình nội bộ sang khía cạnh Học hỏi & phát triển

Số mục tiêu bị loại bỏ 2 mục tiêu Số 19 và 20

Số mục tiêu bổ sung 0

Từ đề xuất bản đồ chiến lược, qua 2 vịng khảo sát, đã có được bản đồ chiến lược chính thức của SHBVN như Bảng 4.5 (đã được đánh số lại):

Bảng 4.5 Bố cục Bản đồ chiến lược hoàn chỉnh của SHBVN

HIỆU TÊN GỌI HIỆU TÊN GỌI

I KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH II KHÍA CẠNH KHÁCH HÀNG

1 Tăng tổng tài sản 4 Giữ chân KH Hàn Quốc

2 Tăng lợi nhuận 5 Tăng lượng KH doanh nghiệp

lớn VN

3 Giảm tỷ lệ nợ quá hạn 6 Phát triển mạnh KH cá nhân

III KHÍA CẠNH QUI TRÌNH NỘI

B 7 Khai thác lkhách hàng ợi nhuận tối đa từ 9 Tăng hiệu quả phát triển sản phẩm

mới 8 Giao dịch đồng thời

10 Chuẩn hóa quy trình phục vụ KH IV KHÍA CẠNH HỌC HỎI PHÁT TRIỂN

11 Chăm sóc KH bên ngồi Ngân

hàng 12 Giảm sai sót Core-Banking

13 Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn và bảo mật

14 Hoàn thiện website 15 Ổn định nhân sự

16 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

17 Nâng cao mức độ hài lịng nhân viên

TÀI CHÍ NH KHÁCH HÀNG QUI TRÌ NH N I B H C H I & PHÁT T RI N

Hình 4.1 Bản đồ chiến lược chính thức của SHBVN

Tăng tổng

tài sản Tăng lợi nhuận

Giảm tỷ lệ nợ quá hạn Giữ chân KH Hàn Quốc Tăng lượng KH doanh nghiệp lớn Phát triển mạnhsố lượng KH cá nhân Khai thác tối đa lợi nhuận

từ khách hàng

Giao dịch đồng thời

Tăng hiệu quả phát triển sản

phẩm mới

Chuẩn hóa qui trình phục vụ khách hàng Chăm sóc KH bên ngồi Ngân hàng Giảm lỗi Core- Banking Hệ thống thông tin an tồn và bảo mật Hồn thiện website chính thức Ổn định nhân sự Nâng câo chất lượng nhân lực Nâng câo chất mức độ hài lòng nhân viên Trách nhiệm với xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong việc thực thi và kiểm soát chiến lược tại ngân hàng shinhan việt nam (Trang 51 - 56)