Đối với vùng phía Nam tỉnh (Yên Sơn và Sơn Dương):

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 78 - 81)

II. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động Tuyên Quang đến năm 2020.

1. Nhóm giải pháp chung

2.3. Đối với vùng phía Nam tỉnh (Yên Sơn và Sơn Dương):

Đây là vùng có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và tiêu thụ sản phẩm cũng đồng thời là nơi có nhiều di tích thắng cảnh phục vụ du lịch, lại có nguồn nguyên liệu chủ động phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người dân. Những năm qua các huyện thuộc vùng này đã tích cực tập trung các biện pháp phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó tập trung hình thành một số làng nghề trọng điểm như làng nghề sản xuất mây tre đan, làng nghề sản xuất chiếu tre xuất khẩu, làng nghề mộc. Trong giai đoạn tới, hướng phát triển kinh tế chủ đạo của vùng này vẫn là phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ và sản xuất nông nghiệp (ưu tiên cho phát triển cây công nghiệp và có giá trị hiệu quả kinh tế cao). Trên cơ sở đó, những giải pháp liên quan đến tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng sẽ tập trung vào:

Phát triển mạnh các mô hình làng nghề phụ (nhằm thu hút lao động tại chỗ) một cách bền vững (cùng với các giải pháp hỗ trợ liên quan đến thị trường và chuyển giao kiến thức/kinh nghiệm tổ chức sản xuất cho người dân) nhằm đảm bảo mức độ ổn định việc làm của người lao động cũng như phòng ngừa rủi ro của thị trường.

Đẩy mạnh các khóa đào tạo nghề ở cấp trình độ trung cấp, tập trung vào một số nhóm nghề mà vùng có tiềm năng/lợi thế để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc các nghề liên quan đến trồng cây công nghiệp và công nghiệp chế biến lương thực/chế biến giấy nhằm cung ứng lao động cho các làng nghề (thuộc địa bàn Sơn Dương).

Đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ xuất khẩu lao động, chú trọng nhóm lao động trẻ tại các xã bị thu hồi đất phục vụ cho phát triển công nghiệp; (iv) phát triển mạnh quy mô và hiệu quả hoạt động thị trường lao động, thí điểm tổ chức thực hiện mô hình tổ/điểm dịch vụ việc làm cấp xã.

Khuyến khích các hộ đăng ký kinh doanh và chuyển dần từ hình thức kinh doanh hộ gia đình sang hình thức sản xuất kinh doanh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuê đất vay vốn phát triển sản xuất.

KẾT LUẬN

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vì vậy, nó chứa đựng nhiều tiềm năng trong việc giải quyết việc làm. Nhưng cũng vì vậy vấn đề về chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng của tỉnh trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.

Thời gian qua, với nỗ lực của tỉnh uỷ, UBND cùng các ban ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và bản thân người lao động, Tuyên Quang đã thu được những thành tựu đáng kể trong vấn đề về chuyển dịch cơ cấu lao động song song với phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh còn nhiều điểm chưa được hợp lý. Cần nhiều hơn nữa những nỗ lực doanh nghiệp và người dân trong tỉnh, cùng việc đổi mới và áp dụng các chính sách hợp lý của chính quyền địa phương, tận dụng lợi thế so sánh của mình để phát triển kinh tế nhanh hơn, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Vì vậy,trong tương lai không xa, tỉnh Tuyên Quang sẽ là một trong những tỉnh phát triển nhanh và mạnh, với một cơ cấu lao động khá hợp lý, góp phần cùng với cả nước xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là thầy Vũ Cương và các anh chị trong Trung tâm dân số lao động và việc làm thuộc Viện Khoa học lao động và xã hội – Bộ lao động thương binh và xã hội đã rất nhiệt tình, chỉ bảo tôi để tôi có thể thực hiện đươc chuyên đề thực tập này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 78 - 81)