Những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 56 - 58)

II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.Những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động

- Tuyệt đại bộ phận vẫn tập trung ở khu vực nông thôn (trên 85%). Bên cạnh đó, phân bố lực lượng lao động không đều giữa các huyện/thị xã, đặc biệt tỷ trọng lực lượng lao động tại những huyện khó khăn về vị trí địa lý/điều kiện tự nhiên (Nà Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên) còn cao và đang có xu hướng tăng nhẹ.

- Nhìn chung chất lượng vẫn còn thấp, không đồng đều giữa hai khu vực nông thôn và thành thị. Điều này gây khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động cho tỉnh trong tương lai.

- Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật theo vùng (nông thôn-thành thị) và theo địa bàn (giữa các huyện). Đại đa số lao động chưa qua đào tạo tập trung tại khu vực nông thôn và một số huyện thuộc vùng miền núi cao (Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên và Yên Sơn).

- Cơ cấu đào tạo bất hợp lý, thiếu đội ngũ lao động công nhân kỹ thuật bậc cao, lành nghề. Mặc dù các trường trung học dạy nghề mở rộng nhiều song học viên vào học vẫn còn ít.

- Phần lớn đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo trong thời kỳ trước chưa phù hợp với yêu cầu hiện tại. Chủ yếu được đào tạo dưới hình thức kèm cặp, mở lớp cạnh xí nghiệp chứ ít qua trường lớp đào tạo chính qui.

- Mặc dù việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông lâm ngư nghiệp sang các ngành công nghiệp dịch vụ diễn ra tương đối nhanh song hiệu quả sử dụng lao động trong các ngành chưa cao, đặc biệt ngành dịch vụ, chưa khai thác hết tiềm năng của tỉnh.

- Mức độ bền vững trong chuyển đổi việc làm của người lao động không cao do số lao động chuyển đổi khu vực chủ yếu là số lao động giản đơn thiếu việc làm, hoặc từ khu vực nông thôn ra thành thị kiếm tiền bằng các ngành nghề buôn bán nhỏ, bán rong hoặc

làm thuê, làm mướn.

- Đa số lao động tại các huyện thuộc vùng miền núi (Nà Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương) vẫn làm trong khu vực nông nghiệp và rất khó khăn trong việc chuyển đổi nghề tại chỗ.

- Ở một số địa bàn (huyện Chiêm Hóa, Nà Hang, Hàm Yên…), lao động di chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp hết sức khó khăn với những nguyên nhân chủ yếu: (i) Trình độ chuyên môn của người lao động quá thấp, khó đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp ở địa phương; (ii) Các chương trình/lớp đào tạo nghề tại địa phương chưa có.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính ở một số nơi, ví dụ như Nà Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn còn nhiều bất cập.

- Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp chưa chủ động, linh hoạt với cơ chế thị trường; trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và tạo nhiều việc làm, chưa mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh dẫn đến lao động chưa chuyển sang các ngành có lợi thế của tỉnh nhiều.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Qua những phân tích ở trên, chúng ta đã thấy được sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Tuyên Quang là chưa hợp lý. Sự tác động tiêu cực của các nhóm nhân tố đã làm cản trở cho sự chuyển dịch này. Tỉnh Tuyên Quang muốn có được một cơ cấu kinh tế thích hợp, đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển bền vững thì cần phải có một cơ cấu lao động hợp lý. Muốn vậy, cần phải có những giải pháp khắc phục những tồn tại của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đó và cũng đề ra những phương hướng dài hạn định hướng trong tương lai, để giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động tiến đến hợp lý hơn. Cụ thể, như ở chương III dưới đây:

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 56 - 58)