Nhóm yếu tố nguồn nhân lực/con ngườ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 53 - 56)

II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

5.Nhóm yếu tố nguồn nhân lực/con ngườ

* Thuận lợi

Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng (trình độ học vấn) ngày càng được cải thiện.

Hệ thống đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng đang từng bước được hoàn thiện và củng cố cả về mạng lưới phân bố, quy mô và năng lực hoạt động. Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được phát triển, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Năng lực đào tạo nghề ngày càng được cải thiện cả về quy mô học viên cũng như chất lượng đào tạo. Điều này giúp cho lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có trình độ văn hóa được tăng lên, giảm đi lao động trong nông nghiệp.

Hoạt động dịch vụ việc làm đã dần đi vào ổn định với trụ cột là trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động TBXH. Hình thức hoạt động ngày càng đa dạng hóa cũng như tính “xã hội hóa” trong hoạt động ngày càng được chú trọng. Quy mô và chất lượng hoạt động đang dần được cải thiện, là tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.

Hệ thống thu thập, phân tích thông tin Lao động-Việc làm và thị trường lao động đã hình thành và về cơ bản đã thực hiện được chức năng tham mưu/xây dựng chính sách phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động đi đúng hướng và giải quyết việc làm.

* Khó khăn

Tốc độ tăng dân số trong giai đoạn trước khá nhanh, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao (và đang có xu hướng tiếp tục tăng lên) dẫn tới áp lực về việc làm.

Chất lượng (trình độ chuyên môn kỹ thuật) nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa, phát huy lợi thế về nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.

Chất lượng đào tạo nghề còn thấp, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là chưa đáp ứng cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động. Kinh phí dành cho đào tạo nghề hàng năm quá hạn chế, chủ yếu là nguồn kinh phí của Trung ương. Sự đầu tư của Nhà nước đã hạn chế lại dàn trải. Chương trình đào tạo còn mang tính hình thức và lý thuyết, thiếu sự liên kết với doanh nghiệp.

Việc xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được chú trọng đúng mức, chưa được kết nối đồng bộ để bao quát được cung - cầu lao động. Thông tin thị trường chưa mang tính hệ thống, khả năng bao quát, thu thập và cung ứng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Cơ sở dữ liệu về thị trường lao động vừa thiếu vừa không được cập nhật thường xuyên, mới chủ yếu dựa trên thông tin từ

các cuộc điều tra về lao động - việc làm, thất nghiệp và tiền lương hàng năm của ngành LĐTBXH và của Tổng cục Thống kê.

Mạng lưới cơ sở dịch vụ việc làm chưa phát triển, hoạt động dịch vụ việc làm chưa thành mạng lưới, quy mô từng tổ chức nhỏ bé, hoạt động còn mang tính tự phát, năng lực cán bộ hạn chế, cơ chế tổ chức, chính sách tài chính cho hoạt động của các trung tâm chưa hợp lý dẫn đến chưa thu hút được nhiều lao động đến để được tư vấn. Khi mạng lưới này phát triển thì sẽ giúp định hướng được lao động vào các ngành đang thiếu lao động, giảm lao động ở các ngành đang thừa đi, làm quá trình chuyển dịch được đúng hướng hơn nữa.

IV.Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Tuyên Quang 1. Những thành tựu đạt được

- Lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào, đảm bảo nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển/chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh về mặt số lượng.

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (LLLĐ) khá cao và có xu hướng tăng, về cơ bản, lực lượng lao động của tỉnh thuộc loại “trẻ”.

- Cơ cấu lao động thành thị đang có xu hướng tăng dần trong tổng lực lượng lao động.

- Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn đã được nâng lên một bước. Thể hiện qui mô và tỷ trọng lao động chưa tốt nghiệp cấp I có xu hướng ngày càng giảm xuống trong khi đó lao động học hết cấp II tăng lên đặc biệt lao động học hết cấp III tăng nhanh.

- Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật nói chung tiến triển. Biểu hiện ở chỗ cơ cấu lao động qua đào tạo ngày càng hợp lý hơn và tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng giảm dần theo thời gian. Những con số trên đã biểu thị rõ được những cố gắng của tỉnh trong việc nâng cao chất lượng và trình độ tay nghề cho người lao động nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời đại mới.

- Tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh khá thấp (2,6% năm 2008-thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước-4,65% năm 2008) và có xu hướng giảm liên tục trong thời gian qua.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế diễn ra tích cực. Theo đó, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực Công nghiệp-Dịch vụ tăng khá nhanh, đồng thời tỷ trọng lao động làm việc trong những ngành sản xuất nông nghiệp có

hiệu quả cao (chăn nuôi, thủy sản) với phương thức sản xuát tiên tiến hơn (sản xuất hàng hóa) cũng có xu hướng tăng dần.

- Thị trường lao động đã bắt đầu hình thành và phát triển, tạo điều kiện cho việc tăng tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực có quan hệ lao động (làm công ăn lương).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình đọ chuyên môn kỹ thuật. Người lao động có xu hướng chuyển từ các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp sang làm các công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 53 - 56)