I. Cơ sở, mục tiêu và quan điểm chuyển dịch cơ cấu lao động Tuyên Quang đến năm 2020.
1.1. Bối cảnh hiện tại của phát triển kinh tế-xã hội và thực trạng cơ cấu lao động, việc làm của tỉnh Tuyên Quang.
động, việc làm của tỉnh Tuyên Quang.
Với những thành công đáng ghi nhận trong tăng tưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, bộ mặt nền kinh tế Tuyên Quang đang dần được khởi sắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại và khai thác tối đa nguồn lao động trong tỉnh. Cả hai phía cung và cầu lao động đều có những điều kiện thuận lợi nhất định. Thứ nhất, về cầu lao động, quy mô nền kinh tế được nâng cao kéo theo việc tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân hàng năm cao và khá ổn định, quy mô việc làm được mở rộng. Tiềm năng tạo việc làm còn khá lớn. Thứ hai, về cung lao động, lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng tăng, lực lượng lao động là trẻ; hơn nữa, trình độ học vấn đang ngày càng được nâng cao; tay nghề, kỹ năng và tác phong làm việc của người lao động đang được cải thiện đáng kể; cơ cấu lao động đang có chuyển dịch đúng hướng, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cả về mặt số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, thực trạng cơ cấu kinh tế và lao động Tuyên Quang, thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn nhiều bất cập, nếu không giải quyết được sẽ là rào cản cho phát triển kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế giữa các ngành và nội bộ từng ngành, từng khu vực còn chuyển dịch chậm, trình độ sản xuất của tỉnh còn thấp, lạc hậu, rất khó để đổi mới và hiện đại hóa.
- Tồn tại sự mất cân đối trong cơ cấu lao động giữa các huyện, thị xã; giữa nông thôn và thành thị xét trên cả số lượng và chất lượng.
- Chất lượng lao động nhìn chung là thấp, không đều, gây khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong tương lai.
- Cơ cấu đào tạo bất hợp lý, thiếu lao động chất lượng cao (lao động kỹ thuật cao và công nhân lành nghề). Tồn tại nghịch lý dư thừa lao động phổ thông, thiếu hụt lao động qua đào tạo.