II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2009 so với 2001(điểm %)
2001(điểm %)
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản 25,00 50,53 37,71 29,55 -16,23
Công nghiệp
và xây dựng 40,00 19,22 27,89 30,04 8,6
Dịch vụ 35,00 30,25 34,40 40,41 7,63
Nguồn: Niêm giám thống kê hàng năm- Tổng cục thống kê
Tỷ trọng của ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 19,22% năm 2000 lên 30,04% năm 2009. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng nhanh và gấp 2,6 lần so với năm 2005, sản lượng một số sản phẩm công nghiệp tăng trưởng khá cao như đường kính, xi măng, bột ba rít, bột fenspat, gạch, giấy đế xuất khẩu… Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành công nghiệp trong giai đoạn này khá cao (21,2%/năm- Dự thảo “Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV”, trang 4-5)
Ngành Dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị GDP của tỉnh năm 2009 với mức 40,41%, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành này trong giai đoạn vừa qua đạt 7,63%. Sở dĩ như vậy là do cơ sở hạ tầng đã được phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh ngành dịch vụ, và mặt khác là hiệu quả đầu tư của các năm vào ngành dịch vụ từ các năm trước bây giờ phát huy tác dụng. Trong đó, đặc biệt là chỉ tiêu về tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ và tiêu dùng xã hội có mức tăng rất cao (21,2%/năm) và vượt chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
Tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản đã giảm từ 50,53% năm 2000 xuống còn 29,55% năm 2009. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm ngành Nông nghiệp trong toàn thời kỳ này đạt 8,1%/năm (Dự thảo “Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV”, trang 6). Sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú; chăn nuôi phát triển khá, đã tăng dần tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông/lâm nghiệp/thủy sản; diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng, sản lượng thủy sản tăng khá nhanh với trên 10.775 ha nuôi thả cá và sản lượng cá đạt bình quân hàng năm khoảng 4500 tấn.
Như vậy, cơ cấu kinh tế của Tuyên Quang những năm qua đã chuyển dịch theo đúng xu hướng của quá trình phát triển: Giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Dựa trên lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản; lợi thế về du lịch, cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng năng động, phát huy được tiềm năng vốn có, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm. Tỷ trọng của các ngành trong các năm và gần nhất là năm 2009 còn khác xa so với chỉ tiêu của năm 2010 đề
ra, trong đó có sự chênh lệch nhất là ngành công nghiệp (năm 2009 là 30,04%, chỉ tiêu của năm 2010 là 40%). Tỉnh có thế mạnh về khoáng sản, thuận lợi cho phát triển về công nghiệp về khai thác, chế biến nhưng mà tỉnh chưa có tận dụng được lợi thế này dẫn đến tỷ trọng đóng góp GDP của ngành công nghiệp chưa cao. Để đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 5 năm tới, cần có những giải pháp chính sách mạnh mẽ, quyết liệt hơn, đặc biệt là hiện đại hóa phương thức sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát huy tiềm năng vốn có, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.