II. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động Tuyên Quang đến năm 2020.
1. Nhóm giải pháp chung
1.3. Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển kinh tế, hoàn thiện cơ chế thể chế, thủ tục hành chính.
thủ tục hành chính.
1.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển kinh tế
Nhóm giải pháp liên quan đến huy động nguồn vốn đầu tư:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị, hay là tăng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ lên thì vốn đầu tư là rất quan trọng đối với một tỉnh có điểm xuất phát còn nhỏ bé như Tuyên Quang hiện nay để xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, xậy dụng các nhà máy công nghiệp, đầu tư phát triển dịch vụ. Các giải pháp huy động nguồn vốn chủ yếu gồm:
Đối với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, bao gồm cả vốn ODA (dự kiến chiếm khoảng 20-25%): Ưu tiên tập trung vào việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm. Tích cực tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, vốn của Bộ, ngành để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, lưới điện, thông tin liên lạc.
Đối với các nguồn vốn tín dụng: thực hiện các biện pháp tích cực, chủ động huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các dự án đầu tư nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế để rồi kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động
Đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn từ nguồn của các doanh nghiệp và người dân (dự kiến chiếm khoảng 40%-45% tổng nguồn vốn đầu tư) theo hướng tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các loại hình doanh nghiệp phát triển.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến (khoảng 20%- 25% tổng vốn đầu tư), khuyến khích đầu tư nhằm tranh thủ và thu hút nguốn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội-tự nhiên của tỉnh, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế
Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển các ngành kinh tế:
Tập trung phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển mạnh nhóm ngành công nghiệp mà tỉnh có thế mạnh về tài nguyên theo hướng kết hợp với phát triển các khu/cụm công nghiệp và đảm bảo các yêu cầu về môi trường như phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với vùng nguyên liệu; đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm chè. Phát huy thế mạnh của tỉnh để đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; hoàn thành đầu tư các dự án và nâng cao hiệu quả sản xuất xi măng; tiếp tục thu hút đầu tư dự án sản xuất gạch xây dựng, gạch ceramic, đá vôi trắng, cao lanh fenspat, bê tông
đúc sẵn…theo hướng tăng mạnh cả về quy mô, số lượng/chủng loại, chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án nhà máy thủy điện, nhà máy nước phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; thu hút đầu tư các dự án sản xuất hang tiêu dùng, hang xuất khẩu. Hoàn thiện cơ chế và chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp qua đó hình thành một số khu công nghiệp tập trung tại các vùng đông dân, thuận lợi trong giao thông liên lạc (cụm công nghiệp Sơn Nam, khu công nghiệp Long Bình An
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề .Tập trung huy động nguồn lực (trong tỉnh, ngoài tỉnh, quốc tế) đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu dựa trên nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc từ nông sản hoặc sử dụng công nghệ thu hút nhiều lao động. Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trở thành ngành kinh tế mang tính chiến lược của tỉnh. Đẩy mạnh phát triển sản xuất cơ khí nhỏ và dịch vụ sửa chữa cơ khí. Xây dựng và phát triển các mô hình làng nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của từng địa phương
Phát triển các ngành du lịch-dịch vụ theo hướng chất lượng và đa dạng hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, tài chính, tín dụng, phục vụ tốt hơn sản xuất và đời sống nhân dân, gắn với phát triển kinh tế và tạo việc làm. Tập trung phát triển khu du lịch lịch sử văn hóa, các khu du lịch sinh thái: gồm huyện Na Hang, Hàm Yên, Chiêm Hóa, thị xã Tuyên Quang; nhất là các khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ-Bản Bung, thác Pác Ban, hồ thủy điện Tuyên Quang, rừng Chạm Chu, động Thiện Đình, động Tiên, suối Đát… Quy hoạch xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị; hệ thống chợ đầu mối; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin, dự báo thị trường. Phát triển các loại ô tô vận tải từ 8-10 tấn và lớn hơn, phù hợp với các tuyến đường được xây dựng, mở rộng trong tương lai; phát triển các loại ô tô chở khách từ 12-24 chỗ ngồi phù hợp với tâm lý khách hàng; cải tạo nâng cấp các bến xe liên tỉnh chính quy, hiện đại; hình thành các tuyến xe buýt công cộng nội vùng; nâng cấp các điểm đỗ xe. Và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tạo tiến bộ về năng suất, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; khuyến khích ứng dụng công nghệ sạch, các dự án tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo. Mở rộng, hiện đại hóa mạng lưới bưu chính-viễn thông, phát triển các dịch vụ mới tới vùng nông thôn. Nâng cao chất lượng hiệu quả, đa dạng hóa các dịch vụ chăm sóc khách hàng, phát triển mạnh dịch vụ mới như Internet tốc
độ cao, điện thoại di động trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động các điểm bưu điện văn hóa xã, phổ cập các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản.
Phát triển vững chắc nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hang hóa tập trung, chuyên canh gắn với dịch chuyển dần cơ cấu vật nuôi cây trồng, khuyến khích thay đổi phương thức sản trong nông nghiệp. Tiếp tục, chuyển đổi giống cây chè, mía bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; ổn định diện tích vùng nguyên liệu theo quy hoạch và đầu tư thâm canh để đạt năng suất cao. Phát triển mạnh các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung và tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm lạc, đậu tương, rau, cam và các nông sản có hiệu quả kinh tế. Phát triển lâm nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, khai thác có hiệu quả thế mạnh lâm nghiệp của tỉnh. Tiếp tục thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế trang trại tại các huyện có lợi thế (Sơn Dương, Yên Sơn), gắn phát triển kinh tế trang trại theo hướng đa dạng hóa sản xuất (kinh tế trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch/thương mại; kinh tế trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến và thương mại..vv) qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ. Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, nâng cao năng lực tưới và hạn chế thiệt hại do thiên tai; xây dựng các công trình hồ chứa đa năng; tu sửa, nâng cấp, quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi. Mục tiêu đến năm 2015, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho khoảng 84,5% diện tích lúa gieo cấy.
1.3.2.Nhóm giải pháp liên quan đến hoàn thiện cơ chế, thể chế, thủ tục hành chính
Rà soát, tổng kết đánh giá việc thực hiện triển khai các Luật/chính sách, quy định pháp luật hiện hành cũng như các chương trình Quốc gia của nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế, tạo việc làm (Luật khuyến khích Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; Luật Lao động; Luật đưa người Việt Nam đi Xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; Luật Dạy nghề; Luật Giáo dục; chương trình quốc gia về Việc làm; đề án Dạy nghề cho Lao động nông thôn; đề án Dạy nghề cho thanh niên….) hiện đang được thực thi trên địa bàn tỉnh, qua đó đề xuất/kiến nghị với Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung để có thể áp dụng có hiệu quả và phù hợp hơn nữa với đặc thù của địa phương nhằm giúp nâng cao trình độ cho người lao động và giải quyết được bài toán về việc làm
Hàng năm, bổ sung, hoàn chỉnh và công bố rộng rãi chính sách khuyến khích đầu tư (ví dụ Quyết định 66/2004/QĐ-UB; Quyết định 56/2005/ QĐ-UBND; Quyết
định 04/2007/ QĐ-UBND về chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang…vv), thu hút vốn đầu tư để phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị, giúp phân bố lao động được đồng đều, và cũng thu hút được lao động làm nhiều trong các khu vực khuyến khích đầu tư.
Công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, chống phiền hà nhũng nhiễu, tạo điều kiện cho người lao động biết được rõ thông tin thị trường lao động để có định hướng làm việc đúng ngành nghề, tránh tình trạng ngành này thiếu lao động, ngành kia lại thừa lao động