II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động
2.1. Nguồn lao động của Tuyên Quang
2.1.1. Lực lượng lao động
Năm 2009, qui mô LLLĐ toàn tỉnh đạt khoảng 438,4 nghìn người, chiếm 60,26% tổng dân số của tỉnh. Hàng năm, LLLĐ có tốc độ tăng bình quân xấp xỉ 3,17% trong suốt thời kỳ 2000-2009.
Trong giai đoạn 2005–2009, LLLĐ tăng khá nhanh, bình quân vào khoảng 12.253 người/năm với với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,81 %/năm, cao hơn so với của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc (2 %/năm) và của cả nước (2,9%/năm). Và cũng do xu hướng già hoá dân số nên tỷ lệ LLLĐ trên tổng dân số đang có xu hướng tăng dần lên từ 53,42% năm 2005 lên đến 60,26% năm 2009 (Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005- 2009, điều chỉnh theo số liệu Dân số mới).
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (LLLĐ) khá cao và có xu hướng tăng.
Năm 2000, tỷ lệ LLLĐ là 70,14%, và tăng lên là 72,10% năm 2005 và đạt 80,61% năm 2009. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ tương ứng của cả nước (77,29% so với 75,63% năm 2008).
Bảng 3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: %
2000 2005 2009
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 70,14 72,10 80,61
Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009, điều chỉnh theo số liệu Dân số mới).
phải là một xu hướng tốt khi mà chất lượng lao động của tỉnh còn thấp. Trong thời gian tới, tỉnh cần có các chính sách khyến khích dân số trẻ ở độ tuổi 15-18, đặc biệt ở khu vực nông thôn tham gia học nghề, nâng cao trình độ.
Mức độ tham gia LLLĐ có sự khác biệt theo giới tính và khu vực. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của phụ nữ luôn thấp hơn so với của nam giới (79,59% so với 81,58% năm 2009) với nguyên nhân chủ yếu là phụ nữ tham gia các hoạt động phi sản xuất nhiều hơn so với nam giới; tỷ lệ tham gia LLLĐ ở thành thị cũng luôn thấp hơn so với ở nông thôn (74,73% so với 81,59% năm 2009), đó là do mức độ đi học của dân số thành thị cao hơn so với dân số nông thôn.
2.1.2. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi
Nhóm lao động trẻ của tỉnh Tuyên Quang là nhóm chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu LLLĐ của tỉnh nhưng qua số liệu các năm gần đây cho thấy lao động trẻ (15-34 tuổi) đang dần có xu hướng giảm
Hình 2. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi, năm 2005 và 2009
Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009
Qua hai biểu đồ so sánh về cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của hai năm 2005 và 2009 ta thấy tỷ lệ lao động trẻ đã giảm dần từ 51% (năm 2005) xuống còn 45% (năm 2009); và vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người lao động trên độ tuổi lao động tham gia vào LLLĐ với xu hướng ngày càng tăng lên (năm 2005 là 3%, năm 2009 là 7,3%)
2.1.3. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật
Trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Tuyên Quang cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước và đang tiếp tục được nâng lên. Năm 2009, lao động không biết chữ của cả tỉnh có 2981 người, chiếm tỷ lệ dưới 1% trong tổng lực lượng lao động của tỉnh, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mù chữ chung của cả nước (năm 2009 là 4%). Cả tỉnh có gần 159 ngàn lao động đã tốt nghiệp PTTH và gần 179,8 ngàn lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
Bảng 4. Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động phân chia theo trình độ học vấn, năm 2005 và 2009
Trình độ học vấn Số lượng Cơ cấu
2005(người) (người) 2009 (người) Tốc độ tăng BQ giai đoạn 2005-2009 (%) 2005 (%) 2009 (%) Chênh lệch (điểm %) Cả tỉnh 377.876 438.418 3,81 100,00 100,00 Mù chữ 2.645 2.981 0,29 0,70 0,68 -0,02 Chưa tốt nghiệp tiểu học 22.144 19.071 3,35 5,86 4,35 -1,51 Tốt nghiệp tiểu học 93.978 77.688 5,53 24,87 17,72 -7,15 Tốt nghiệp trung học CS 151.037 179.751 4,42 39,97 40,99 1,03 Tốt nghiệp PTTH
108.073 158.970 10,80 28,60 36,26 7,66
Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009, điều chỉnh theo số liệu Dân số mới
Mặt khác, Tuyên Quang là một trong số những tỉnh sớm đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (năm 2001), đặc biệt là năm 2004, thị xã Tuyên Quang đã từng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở luôn đạt trên 98%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông luôn đạt trên 80%
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh Tuyên Quang đang dần được cải thiện song còn nhiều hạn chế. Lao động chưa qua đào tạo của tỉnh vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 70,47% trong tổng lực lượng lao động năm 2009, tuy nhiên đã giảm 7,56 điểm phần trăm so với năm 2005 (70,47% so với 78,03%). So với tỷ lệ chung của cả nước, thì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của tỉnh thấp hơn (70,47% so với 73,23% năm 2009). Số lượng lao động chưa qua đào tạo tiếp tục tăng nhẹ với tốc độ gần 1%/năm (tương ứng với 3,5 ngàn lao động/năm) trong giai đoạn 2005-2009.
Bảng 5: Số lượng và cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, năm 2005 và 2009
CMKT Số lượng Cơ cấu
2005(người) (người) 2009 (người) Tốc độ tăng BQ giai đoạn 2005- 2009 (%) 2005 (%) 2009 (%) Chênh lệch (điểm %) Cả tỉnh 377.876 438.418 3,81 100,00 100,00
Chưa qua đào tạo 294.855 308.972 0,92 78,03 70,47 -7,56 Sơ cấp, học nghề và CMKT không có bằng (đào tạo ngắn hạn) 15.919 15.040 3,86 4,21 3,43 -0,78 CMKT có bằng (ĐT dài hạn) 29.686 57.058 16,83 7,86 13,01 5,16 Trung học nghề, THCN 18.264 20.787 0,13 4,83 4,74 -0,09 Cao đẳng đại học trở lên 18.572 36.561 20,35 4,91 8,34 3,42
Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009, điều chỉnh theo số liệu Dân số mới
Đến năm 2009, cả tỉnh có 129.446 lao động qua đào tạo, trong đó có 36.561 lao động có trình độ cao đẳng - đại học, chiếm 8,34% tổng LLLĐ và 92.885 lao động qua đào tạo nghề, chiếm 21,19% tổng LLLĐ. Trong giai đoạn 2005-2009, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh liên tục tăng qua các năm và đạt tỷ lệ 29,53% vào năm 2009. Việc gia tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lại chủ yếu là do gia tăng nhóm công nhân kỹ thuật có bằng và nhóm có trình độ cao đẳng, đại học trở lên (tăng tương ứng 5,16 và 3,12 điểm phần trăm). Tốc độ tăng bình quân hàng năm của hai nhóm CNKT có bằng và nhóm có trình độ cao đẳng đại học trở lên khá cao (tương ứng 16,83% và 20.35%). Trong khi đó nhóm lao động có trình độ trung học nghề và trung học chuyên nghiệp mặc dù vẫn tăng nhẹ về số lượng (tốc độ tăng bình quân hàng năm 0,13%/năm) nhưng lại có xu hướng giảm về tỷ lệ (0,09 điểm phần trăm); và nhóm lao động có trình độ sơ cấp, học nghề và Công nhân kỹ thuật không bằng lại có xu hướng giảm cả về số lượng và tỷ lệ. Kết quả là, cơ cấu lao động qua đào tạo: Cao đẳng, đại học - Trung học chuyên nghiêp - Công nhân kỹ thuật đã biến đổi chưa theo hướng tích cực từ 1 - 0,98 - 2,46 năm 2005 sang 1-0,78-1,56 năm 2009.
Chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh chưa được hợp lý.
Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động (LLLĐ) tại các huyện/thị xã có sự khác biệt nhau nhiều: Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2009 cho thấy, trong số 6 huyện/thị xã trên địa bàn tỉnh thì thị xã Tuyên Quang có tỷ lệ LLLĐ qua đào tạo cao nhất (65,08% qua đào tạo, với 30,84% qua đào tạo nghề); tiếp theo lần lượt là các huyện Yên Sơn (31% qua đào tạo với 19,71% qua đào tạo nghề); Sơn Dương (25,85% qua đào tạo với 16,08% qua đào tạo nghề); Na Hang (21,76% qua đào tạo với 10,36% qua đào tạo nghề); Chiêm Hóa (20,20% qua đào tạo với 11,37% qua đào tạo nghề) và Hàm Yên (19,42% qua đào tạo với 12,65% qua đào tạo nghề) (báo cáo kết quả điều tra Lao động-Việc làm năm 2009, trang 6-7)
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động
2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Đến năm 2009, ngành nông, lâm, thủy sản có 221.323 lao động, chiếm tỷ trọng 51,83%, ngành công nghiệp - xây dựng có 105.881 lao động, chiếm tỷ trọng 24,79% và ngành dịch vụ có 99.822 lao động chiếm tỷ trọng là 23,38%. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lao động khá cao, hơn hẳn 50%, còn tổng của cả hai ngành công nghiệp và dịch vụ gộp lại cũng chưa chiếm được một nửa.
Hình 3. Số lượng lao động theo 3 ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2005-2009
Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009, điều chỉnh theo số liệu Dân số mới
Trong suốt giai đoạn 2005-2009, nhìn chung cơ cấu lao động của tỉnh đã có sự thay đổi theo hướng tích cực được thể hiện qua tỷ lệ và số lượng lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi, trong khi lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Năm 2005, lao động trong ngành nông nghiệp là 315,328 nghìn người, nhưng đến năm 2009 thì số lao động trong ngành này giảm xuống còn 226,233 nghìn người, làm cho tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm mạnh gần 12,7 điểm phần trăm (từ 66,45% xuống còn 53,83%); số lượng lao động công nghiệp tăng khá nhanh gần gấp 4,5 lần (tăng từ 24,85 nghìn người năm 2005 lên 108,64 nghìn người năm 2009), đưa tỷ trọng lao động công nghiệp từ 12,76% tăng lên đến 24,79%; và số lao động dịch vụ cũng tăng nhiều: tăng được khoảng 3,73 nghìn người (năm 2005 là 8,2 nghìn người,năm 2009 là 11,93 nghìn người), dẫn đến tỷ trọng lao động dịch vụ tăng từ 10,56% lên đến 23,38%.
Nhận xét: Cơ cấu lao động đã có sự thay đổi theo hướng tích cực: số lượng lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi, trong khi số lượng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên.
2.2.2. Cơ cấu lao động theo địa bàn
Lao động theo địa bàn của tỉnh phân bố không đều giữa các huyện/thị xã. Năm 2009, lao động chủ yếu tập trung ở huyện Hàm Yên (23,7%), huyện Chiêm Hóa (22,05%) và huyện Sơn Dương (18,67%).Và huyện Hàm Yên cũng là huyện có tốc độ tăng lao động hàng năm nhanh nhất (18,34%), tiếp đến là thị xã Tuyên Quang (16,72%) rồi đến huyện Chiêm Hóa (9,6%).
Hình 4. Cơ cấu lực lượng lao động tỉnh Tuyên Quang theo địa bàn, năm 2005 và 2009
Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009
Sự phân bố lao động không đồng đều này sẽ tạo nên sự phát triển kinh tế không đồng đều, chênh lệch giữa các huyện, thị xã của tỉnh.
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn
Số lao động thành thị của tỉnh luôn luôn thấp hơn rất nhiều so với lao động nông thôn trong nhiều năm qua, lao động nông thôn vẫn là lao động chủ yếu.
Hình 5 : Lao động ở thành thị, ở khu vực nông thôn và cả của tỉnh, năm 2005 và 2009
Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009
Theo số liệu điều tra, tổng số lao động của toàn tỉnh năm 2009 là 425,289 ngàn người. Từ năm 2000-2009, lao động đã tăng bình quân mỗi năm khoảng 12,8 ngàn người (3,33%/năm). Nếu chỉ tính riêng trong giai đoạn 2005-2009, mức tăng tuyệt đối của lao động khoảng 13,5 ngàn người/năm, cao hơn khá nhiều so với mức tăng lao động hàng năm của giai đoạn 2000-2005 và khi tính theo số tương đối thì mức tăng này cũng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng lao động hàng năm của cả nước trong cùng thời kỳ (3,52% so với 2,5%).
Số lao động thành thị chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tống số lao động của cả tỉnh, và tăng dần qua các năm. Các năm từ 2005 đến 2008 thì lao động thành thị biến động rất ít: 39 ngàn người (2005) giảm xuống 37 ngàn người (2006 và 2007) và lại tăng trở lại 39 ngàn người (2009). Nhưng chỉ có một năm từ 2008 đến năm 2009 thì số lao động thành thị đã tăng lên nhanh chóng (tăng thêm 17 ngàn người)
Số lao động nông thôn vẫn còn là một số khá cao, gần bằng tổng số lao động của cả tỉnh. Số lao động này luôn luôn chiếm từ 85% tổng số lao động của cả tỉnh trở lên và tăng dần từ năm 2005 đến 2007, và đã có xu hướng tích cực là sự giảm xuống của tỷ lệ này từ 90,65% (năm 2007) xuống còn 86,96% (2009). Cụ thể bảng dưới đây:
Bảng 6. Tỷ lệ lao động nông thôn trên tổng số lao động của cả tỉnh, giai đoạn 2005-2009
Đơn vị:%
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tỷ lệ lao động nông thôn/tổng số
lao động của tỉnh 89,66 90,07 90,65 90,41 86,96
Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009, điều chỉnh theo số liệu Dân số mới
2.2.4. Cơ cấu lao động theo tình trạng có việc làm và thất nghiệp ở thành thị
Tình trạng thiếu thiếu việc làm của lao động vẫn còn khá trầm trọng và có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm chung của tỉnh trong LLLĐ đã tăng từ 12,3% năm 2005 lên 17,1% năm 2009 (tương đương khoảng 72,6 ngàn lao động, tỷ lệ này cao gấp 5,5 lần tỷ lệ thiếu việc làm chung của lao động cả nước.
Bảng 7: Số lượng và tỷ lệ lao động thiếu việc làm của tỉnh Tuyên Quang, năm 2009 Cả tỉnh Nông thôn Thành thị Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số lao động thiếu việc làm 72821 16,61 63614 16,72 9207 15,84 Trong đó
Lao động nữ thiếu việc làm 33116 15,92 12481 16,15 4258 14,73 Lao động nam thiếu việc
làm 39705 17,23 51133 17,09 4949 16,95
Nguồn : Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang điều chỉnh theo số liệu Dân số mới
Theo khu vực nông thôn – thành thị, năm 2009, tổng số lao động thiếu việc làm ở nông thôn là 63,45 ngàn người chiếm tỷ trọng 87,39%. Trong giai đoạn 2005-2009, tỷ trọng này luôn chiếm trên 85% ở tất cả các năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn trong tổng số lao động có việc làm ở khu vực nông thôn cũng luôn cao hơn so với tỷ lệ tương ứng ở khu vực thành thị (17,1% so với 16,5% ở năm 2009). Như vậy, mặc dù tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm cao, cao hơn so với khu vực thành thị nhưng tình trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn lại trầm trọng hơn so với lao động khu vực thành thị.
Theo giới tính, phân tích cũng cho thấy tình trạng thiếu việc làm của phụ nữ ít trầm trọng hơn so với nam giới mặc dù tỷ lệ lao động nữ có việc làm thấp hơn so với của lao động nam- Năm 2009, lao động nữ thiếu việc làm có 28,146 ngàn người chiếm tỷ trọng 38,77% trong tổng số lao động thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nữ thấp hơn so với của lao động nam (16,3% so với 17,6%).
Theo địa bàn, không có sự khác biệt nhiều giữa các huyện và thị xã về mức độ thiếu việc làm–Na Hang có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất (18,23%), tiếp đến là Sơn Dương (17,68%), Yên sơn (16,79%); Chiêm hoá có tỷ lệ thiếu việc làm thấp nhất (16,33%).
Tỷ lệ thất nghiệp thành thị cao hơn không nhiều so với của nông thôn (3,89% so với 2,4% năm 2009) và thấp hơn so với mặt bằng chung của khu vực thành thị cả nước (tỷ lệ tương ứng là 3,5% và 4,5%). Trong giai đoạn 2005- 2009, tỷ lệ thất nghiệp thành thị của Tuyên Quang giảm khá mạnh gần 3 điểm phần trăm (từ 6,86% năm 2005 xuống còn 3,89% năm 2009).
2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế
Lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp (HCSN) chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số việc làm của tỉnh và có xu hướng tăng nhẹ: Đến năm 2009, cả tỉnh có 15,961 lao động trong khu vực HCSN, chiếm tỷ lệ 3,74% trong tổng số lao động toàn tỉnh. Trong đó, khối Quản lý HCNN chiếm dưới 11% và khối sự nghiệp chiếm 89,56% trong tổng lao động của khu vực. Trên thực tế, trong