Nhóm nhân tố kinh tế, thể chế, hành chính, thị trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 51 - 53)

II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

4. Nhóm nhân tố kinh tế, thể chế, hành chính, thị trường

4.1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh trong giai đoạn 2005- 2008 (13,2 %) được xếp vào nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong số 14 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc và đạt mức trên trung bình so với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Chính điều này tạo thuận lợi cho sự di chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị, từ các vùng miền khác đến Tuyên Quang vì khi có tăng trưởng kinh tế cao, thì đầu tư cho cơ sở hạ tầng tăng lên, giúp cho việc lưu thông, di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, cũng tạo nên sự thu hút các nhà đầu tư về tỉnh, các doanh nghiệp, công ty mới được thành lập sẽ giải quyết bài toán về việc làm cho tỉnh.

4.2. Vốn đầu tư:

Tốc độ tăng vốn đầu tư giai đoạn này rất cao, xấp xỉ 31,9 %/năm. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh đã tăng từ 620 tỷ năm 2000 lên 5,2 ngàn tỷ năm 2005 và đạt 3,73 ngàn tỷ năm 2008. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng nhanh và chủ yếu tập trung cho phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đường giao thông và xây dựng cơ bản (72,85%) (Quy hoạch tổng thể tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, trang 79).

Bảng 13. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư xã Tuyên Quang giai đoạn 2000- 2008 (tính theo giá thực tế). 2000 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh(triệu đồng) 620925 3025573 6096484 5299468 3929700 3736513

Phân theo khu vực kinh tế Kinh tế Nhà

nước

(triệu đồng)

Kinh tế ngoài nhà nước 253120 600219 755862 755794 1001183 1144788 Kinh tế Nhà nước (%) 59,24 80,16 87,60 85,74 73,78 68,41 Kinh tế ngoài Nhà nước (%) 40,76 19,84 12,40 14,26 26,22 31,59 Tỷ trọng % vốn đầu tư trên GDP (tính theo giá thực tế)

37,73 - 175,84 131,33 79,20 -

Nguồn: Niêm giám thống kế tỉnh Tuyên Quang năm 2000-2004,2005,2007,2008 Tư liệu kinh tế -xã hội 64 tỉnh ,thành phố Việt Nam Nam 2000-2004, 2005-2007, nxb Thống kê- 2009

Nhờ vốn đầu tư ngày càng của tỉnh ngày càng cao, đã ảnh hưởng tới sự phân công lại lao động xã hội rút lao động của tỉnh từ nông nghiệp, nông thôn sang phi nông nghiệp. Mặt khác, do vốn đầu tư chủ yếu dùng để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển lao động từ nông nghiệp, nông thôn đến thành thị.

4.3. Các yếu tố thể chế, chính sách và thủ tục hành chính

Môi trường thể chế, chính sách và việc thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư, kinh doanh của Tuyên Quang đã có sự cải thiện đáng kể trong những năm qua. Điều này được phản ánh ở chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - là chỉ số đánh giá và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh) của tỉnh Tuyên Quang đã tăng dần qua các năm.

PCI được tính toán nhằm đánh giá chất lượng công tác điều hành kinh tế cấp tỉnh dựa và cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh, thông qua đó, lý giải một phần nguyên nhân vì sao tỉnh thành này lại tốt hơn tỉnh thành khác về sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Đối với Tuyên Quang, cùng với quá trình hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính cho sản xuất – kinh doanh và có những chính sách thiết thực, đúng đắn, PCI của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực qua các năm:

Bảng 14: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2009

Năm 2006 2007 2008 2009 Trung bình

PCI 47,21 52,13 52,09 57,92 52,34

Tương đối thấp Trung bình Trung bình

Khá

Nguồn: Phòng thương mại – công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Như vậy, năm 2006 chỉ số PCI của Tuyên Quang chỉ là 47,21 và dược đánh giá là tương đối thấp, nhưng đến năm sau (2008) thì chỉ số này là 52,13 (ở mức trung bình) và đến 2009 thì được đánh giá là mức khá với PCI bằng 57,92.

PCI là sự cam kết của chính quyển tỉnh về hiệu quả đầu tư với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, từ đăng ký, triển khai và đi vào hoạt động của các dự án đầu tư . Môi trường kinh doanh của Tuyên Quang đang chuyển biến theo hướng ngày càng thông thoáng, hiệu quả và đáng tin cậy, tăng thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phù hợp: tận dụng được các lợi thế cạnh tranh vốn có để phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, iúp tăng sự chuyển dịch lao động từ các ngành nghề hiệu quả thấp sang ngành nghề đạt hiệu quả cao nhờ có sự trang bị của khoa học kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, cũng có sự di chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị do các thủ tục hành chính rườm rà bị xóa bỏ dần đi.

Bên cạnh những mặt thuận lợi do tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư và thể chế chính sách, thủ tục hành chính mang lại, thì nó vẫn còn biểu hiện một số mặt hạn chế:

Điểm xuất phát kinh tế của tỉnh còn thấp vì thế lao động chủ yếu làm nghề nông nghiệp và trình độ sản xuất còn lạc hậu.

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ từng khu vực còn chậm, ngành nghề chăn nuôi và lâm nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, việc lao động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn diễn ra chậm chạp, hiệu quả lam việc không cao

Tiềm năng phát triển công nghiệp vẫn chưa được phát huy hết do chưa khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nên làm giảm lao động trong ngành công nghiệp đi.

Một số thủ tục hành chính còn rườm rà tạo rào cản di chuyển lao động giữa các vùng, các huyện, thị xã.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w