Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 43 - 47)

II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3. Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động

3.1.Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động

Tử bảng số liệu về cơ cấu lao động theo ngành ta dễ dàng tính được tỷ số ɸ / phản ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành của tỉnh Tuyên Quang qua các năm giai đoạn 2005-2009.

Cos ɸ =

Bảng 10. Cơ cấu lao động theo ngành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009 Đơn vị: % 2005 2006 2007 2008 2009 Nông nghiệp 74,02 72,61 67,80 55,76 51,83 Công nghiệp 14,32 17,85 20,51 22,32 24,79 Dịch vụ 11,66 9,54 11,69 21.92 23,38

Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009, điều chỉnh theo số liệu Dân số mới

Bảng 11. Hệ số cos ɸ 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008 cos ɸ 0,998425 0,997969 0,979175 0,997473 ɸ Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu( .100) (%) 3,56 4,05 13,01 4,52 Nguồn: Tác giả tự tính

Từ bảng trên ta thấy rõ tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động cửa năm 2008 là mạnh nhất (13,01%) và tiếp đến là năm 2009 với tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động là 4,52%. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động qua các năm đã có xu hướng tích cực là giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Để thấy rõ hơn tốc độ chuyển dịch qua các năm, ta quan sát hình dưới đây:

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả tự tính

Ta thấy, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động các năm không đồng đều với nhau, sự tăng, giảm quá nhanh. Năm 2007,tỷ lệ chuyển dịch là 4,05 %, nhưng đến năm 2008 tỷ lệ chuyển dịch tăng lên hơn gấp 3 lần (13,01%), và rồi lại giảm nhanh vào năm 2009 xuống còn 4,52% ( bằng gần 1/3 so với năm 2008). Nguyên nhân có sự đột biến vào năm 2008 là do số lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang ngành dịch vụ nhiều làm cho tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng nhanh chóng, còn tỷ trọng trong ngành nông nghiệp giảm đi đáng kể. Sự dịch chuyển lao động nhanh chóng này có thể lý giải được bởi nhiều nguyên nhân khác nhau cùng tác động: nguồn vốn đầu tư của các năm trước phát huy được hiệu quả, nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm được hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển lao động, tìm kiếm việc làm trong các ngành ngoài nông nghiệp của các lao động trẻ; hơn nữa, những chính sách về lao động, việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh dần thông thoáng và linh động hơn; nhận thức của người dân về thế mạnh du lịch

.Qua đó ta cũng có thể thấy cơ cấu lao động chuyển dịch chưa có hợp lý.

3.2. Tính chất hợp lý trong chuyển dịch cơ cấu lao động

3.2.1 Đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua mối quan hệ với cơ cấu kinh tế

Tuy là, cơ cấu lao động tỉnh Tuyên Quang qua các năm đã có những sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng cơ cấu lao động nhìn chung vẫn chưa hợp

lý,còn chậm và chưa theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao nhưng giá trị GDP trong ngành này lại thấp, một sự không cân xứng,năm 2009, lao động nông nghiệp chiếm hơn 50% trong tổng số lao động của tỉnh nhưng chỉ đóng góp hơn 30% tổng giá trị GDP của tỉnh. Ngược lại, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng giá trị GDP của nó lại cao hơn nhiều so với ngành nông nghiệp (lao động ngành công nghiệp; dịch vụ năm 2009 là 25%; 23% nhưng giá trị GDP lại tương ứng là 30,04% và 40,41%). Chứng tỏ rằng, năng suất lao động trong ngành nông nghiệp là rất thấp; năng suất lao động của ngành công nghiệp cũng thấp hơn so với của ngành dịch vụ. Măt khác, tỷ lệ lao động nông nghiệp tỉnh cũng còn cao, sự thu hút lao động của khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) vẫn còn chậm. C ông nghiệp của tỉnh hiện nay phát triển chưa có quy mô lớn và trình độ lao động còn thấp.

Vì vậy,chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung là chưa hợp lý

Hình 7. So sánh cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009

Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009, điều chỉnh theo số liệu Dân số mới; Tổng cục thống kê

3.2.2 Đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo tiêu chí phù hợp với tiềm năng phát triển của địa phương

Tỉnh Tuyên Quang là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, du lịch cũng là một lợi thế để phát triển, phát triển ngành nghề thủ công, các làng nghề, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao sẽ giúp cho tỉnh phát triển hơn. Tuy nhiên trong thời gian qua, lao động trong các ngànhh này chưa thu hút được nhiều, chủ yếu lao động vẫn ở nông thôn, vẫn trồng các cây có năng suất thấp, chưa chuyển đổi sang được các ngành nghề mới. Trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến thì lao động vẫn còn ít do trình độ lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp. Và lợi thế về tiềm năng phát triển ngành dịch vụ của tỉnh cũng chưa được tận dụng tối ưu, lao động trong ngành này vẫn còn thấp, chỉ chiếm 23,28 % (2009). Chứng tỏ cơ cấu lao động chưa chuyển dịch hợp lý, chưa tận dụng được các tiềm năng của mình để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm của người dân vào các ngành

nghề này, tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ lên, cũng như tăng tỷ trọng lao động trong các làng nghề.

3.2.3 Đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua tiêu chí sự phù hợp cung – cầu trong tương lai.

Theo như dự báo thì quy mô LLLĐ toàn tỉnh các năm 2010; 2015; 2020 lần lượt là 450 ngàn, 506 ngàn và 559 ngàn. Bình quân mỗi năm LLLĐ tăng thêm khoảng 10,8 ngàn (2,4%/năm).

Với giả định rằng vào năm 2020, tỷ trọng lao động nữ sẽ chiếm khoảng 45% tổng lực lượng lao động, như vậy bình quân mỗi năm trong giai đoạn từ 2010-2020, LLLĐ nữ sẽ tăng thêm khoảng 6,7 ngàn (3,66%/năm) và đạt khoảng 251 ngàn vào năm 2020.

Xét theo khu vực thành thị-nông thôn, tỷ trọng LLLĐ nông thôn, mặc dù có xu hướng giảm dần (cả về tương đối lẫn tuyệt đối), nhưng vẫn còn khá lớn với khoảng trên 80% vào năm 2020. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn này, LLLĐ khu vực nông thôn vẫn tăng thêm khoảng 6,2 ngàn người (tương đương với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 1,6%).

Bảng 12 . Kết quả dự báo lực lượng lao động của tỉnh giai đoạn đến năm 2020

2010 2015 2020

Lực lượng lao động (người) 450671 506936 559202

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w