Chia theo khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 47 - 50)

II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2. Chia theo khu vực

Số lượng (người) 450671 506936 559202 Thành thị 62071 83890 108061 Nông thôn 388600 423046 451141 Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 % Thành thị 13,77 16,55 19,32 % Nông thôn 86,23 83,45 80,68 3. Chia theo trình độ CMKT Số lượng (người) 450671 506936 559202

Chưa qua đào tạo 313216 278815 279601

Sơ cấp, CNKT không bằng 15489 20024 19572

CNKT có bằng 61291 118724 159373

Cao đẳng-đại học trở lên 38996 57588 69900

Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00

% Chưa qua đào tạo 69,50 55,00 50,00

% Sơ cấp, CNKT không bằng 3,44 3,95 3,50

% CNKT có bằng 13,60 23,42 28,50

% Trung học chuyên nghiệp 4,81 6,27 5,50

% Cao đẳng-đại học trở lên 8,65 11,36 12,50

Nguồn: Kết quả dự báo dân số Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, Tổng cục Thống kê, dự án VIE/97/P14.

Như vậy, theo kết quả dự báo trên, đến năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh sẽ đạt 50% (hiện tại là 69,5%), trong đó có 12,5% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo đúng hướng, là tiền đề thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch chậm. Để cùng với cả nước phấn đấu hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 là chưa tương xứng. Hơn nữa, để tăng tỷ lệ lao động có đào tạo lên con số 50% nói trên, tức là đến năm 2020 tổng số lao động qua đào tạo của Tuyên Quang sẽ vào khoảng 27 ngàn người, trong đó có 17 ngàn người được đào tạo nghề trung và dài hạn. Đây thực sự là thách thức không nghỏ đối với hoạt động đào tạo nói chung và hoạt động dạy nghề nói riêng. Nó cũng đặt ra cho giáo dục – đào tạo Tuyên Quang phải có những bước phát triển tương xứng và kịp thời.

III.Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Tuyên Quang 1. Nhóm nhân tố tự nhiên, môi trường, địa lý.

Tuyên Quang là một tỉnh mà có nhiều thuận lợi so với các tỉnh khác về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. Đặc thù về tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng và địa hình là một điều kiện thuận lợi cho để gia tăng lao động trong ngành lâm nghiệp lên, lao động chuyển sang lâm nghiệp phát triển theo hướng kết hợp trồng và khai thác để tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Và nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh với trữ lượng còn nhiều và phong phú về chủng loại làm tăng số lao động ngành công nghiệp chế tạo và chế biến do có sự di chuyển lao động từ các ngành khác hoặc từ những người đang nhàn rỗi chuyển sang ngành này làm để tăng thu nhập và có công việc ổn định

Cũng như phần giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang, thì tỉnh có tiềm năng phát triển ngành du lịch rất mạnh, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng tỷ

trọng lao động trong ngành này, giúp cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh được đúng hướng.

Tuy điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của tỉnh tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tăng tỷ trọng lao động của ngành công ngiệp; dịch vụ lên và giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp đi , nhưng cũng vì là tỉnh có địa hình là núi cao nên cũng tạo nhiều bất lợi cho sự di chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị. Mặt khác, cũng do hay gặp lũ lụt và hạn hán nên đời sống của người lao động gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khu vực thị xã Tuyên Quang và các huyện phía Nam, chính điều này làm hạn chế sự di chuyển lao động từ các vùng khác tới vùng này, nền kinh tế ở đây cũng sẽ bị kìm hãm nhiều, công nghiệp và dịch vụ phát triển kém đi, lao động trong các ngành này bị giảm đi. Khả năng giao lưu của tỉnh với các tỉnh khác cũng không cao do địa hình là đồi núi, dẫn đến người lao động khó tiếp cận với các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, khó học hỏi các tỉnh phát triển khác để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

2. Nhóm nhân tố xã hội, văn hóa, lịch sử

* Thuận lợi:

Sự đa dạng của các nhóm dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh cộng với đặc thù là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử cách mạng đồng nghĩa với sự đa dạng và phong phú của các giá trị văn hóa truyền thống (cả văn hóa vật thể và phi vật thể) vẫn được bảo tồn và duy trì thường xuyên trong đời sống sinh hàng ngày của người dân. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch. Vì vậy, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp chuyển nhanh sang ngành dịch vụ để làm, tăng nhanh tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ lên

Quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Chất lượng giáo dục-đào tạo của tỉnh đã có chuyển biến theo hướng tích cực là một điều kiện thuận lợi, giúp nâng cao được trình độ của người lao động, người lao động có trình độ học vấn, văn hóa sẽ tăng lên nhiều, chuyển dịch lao động theo chiều hướng làm tăng nhanh lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, và cũng dẫn theo là lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên, lao động trong ngành nông nghiệp không đòi hỏi trình độ cao cũng sẽ được giảm đi.

Công tác đào tạo được quan tâm, quy mô, ngành nghề đào tạo được mở rộng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động.

Do các rào cản về ngôn ngữ (tiếng Kinh, ngoại ngữ) và khả năng thích ứng kém với tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp dẫn tới nhiều lao động không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Đặc biệt là số lao động địa phương đi làm việc ở nước ngoài và tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh khác

Nhận thức và tâm lý xã hội đối với doanh nhân và doanh nghiệp của người lao động chưa thực sự đầy đủ và thiếu cởi mở.

Phong tục tập quán sinh sống của đại đa số các nhóm dân tộc thiểu số chủ yếu vẫn còn bị hạn chế, bó hẹp trong phạm vi cộng đồng nhỏ bé (dòng họ, dân tộc). Mặt khác, hình thức và tư duy sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự cung tự cấp (đặc biệt là tại các huyện Chiêm Hóa, Na Hang), sản xuất nhỏ lẻ, thủ công/đơn sơ… đã và sẽ tiếp tục là những rào cản đối với người lao động trong việc tiếp cận và làm quen với hình thức sản xuất mang tính thị trường (sản xuất hàng hóa, sản xuất quy mô lớn, hiện đại/công nghệ cao). Dẫn đến, khó chuyển dịch lao động sang các ngành đòi hỏi trình độ cao, và bản thân người lao động cũng không muốn chuyển sang ngành nghề khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w