Đối với vùng trung tâm tỉnh (Thị xã Tuyên Quang):

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 77 - 78)

II. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động Tuyên Quang đến năm 2020.

1. Nhóm giải pháp chung

2.2. Đối với vùng trung tâm tỉnh (Thị xã Tuyên Quang):

Với đặc thù về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mình, vùng trung tâm tỉnh được coi có mức độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh và mạnh nhất trên địa bàn Tuyên Quang hiện nay. Trong giai đoạn tới năm 2020, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế-xã hội của vùng đã được phê duyệt, các giải pháp nhằm tạo việc làm cho vùng này chủ yếu tập trung vào:

Phát triển mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp theo hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, khuyến khích các hộ đăng ký kinh doanh và chuyển dần từ hình thức kinh doanh hộ gia đình sang hình thức sản xuất kinh doanh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuê đất vay vốn phát triển sản xuất;

Quy hoạch điểm sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tập trung tại xã Ỷ La và Nông Tiến, trong đó điểm sản xuất thủ công nghiệp Dốc Đỏ, xã Nông Tiến đã được đưa vào hoạt động, quy hoạch phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu ẩm thực, khu vui chơi giải trí, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức hoạt động dịch vụ, kinh doanh thương mại, lưu thông hàng hoá qua đó tạo điều kiện thu hút lao động vào làm việc trong đó ưu tiên chuyển dần từ những công việc có trình độ tay nghề thấp (ngắn hạn, sơ cấp) sang các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn (dài hạn, trung cấp trở lên).

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng, gia công cơ khí nhằm tập trung giải quyết việc làm và thu hút lao động tại chỗ; (iv) tăng cường và phát triển quy mô đào tạo nghề theo hướng từng hộ gia đình, tổ, xóm, xã, phường, cơ quan, đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ sở dạy nghề tuyển sinh các lớp đào tạo nghề, tạo nguồn lực và việc làm.

Đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ xuất khẩu lao động và cung ứng lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp/doanh nghiệp ngoại tỉnh;

Phát triển mạnh quy mô và hiệu quả hoạt động thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w