Các ph−ơng pháp xác định xyanua trong các mẫu môi tr−ờng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện một số chất độc có khả năng gây nhiễm độc hàng loạt trong các mẫu môi trường trên các thiết bị phân tích tại phòng thí nghiệm (Trang 61)

- Cô cạn d−ới áp suất giảm Hòa tan trong 100 à l nhexan

a.Các ph−ơng pháp xác định xyanua trong các mẫu môi tr−ờng.

Xyanhydric axit và các muối xyanua là những tác nhân gây ô nhiễm hay gặp trong môi tr−ờng, có rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, xác định chúng trong các mẫu không khí, n−ớc và các mẫu môi tr−ờng khác. Khí HCN trong môi tr−ờng hoặc không khí nơi làm việc th−ờng đ−ợc thu bằng cách dùng dung dịch natri hydoxit để hấp thụ sau đó xác định xyanua bằng ph−ơng pháp đo quang sau khi đã tiến hành phản ứng tạo màu. Đối với ph−ơng pháp này thì vấn đề ổn định của dung dịch sau khi hấp thụ xyanua là vấn đề cần đ−ợc quan

tâm. Yêu cầu của dung dịch hấp thụ phải có pH ≥ 11 để tránh sự mất HCN do bay hơi. Tuy nhiên, do tác động của khí cacbonic trong không khí sẽ làm pH của dung dịch này bị giảm vì vậy một l−ợng nhỏ xyanua sẽ bị mất. Trong quá trình bảo quản dung dịch hấp thụ rất có thể sẽ bị tác động của các chất ô xy hóa làm chuyển thành các dạng khác nhau [33]. Các phức fero-, ferixyanua sẽ bị phân hủy d−ới tác động của ánh sáng tử ngoại. Do vậy, các khuyến cáo cần bảo quản dung dịch xyanua trong dung dịch có pH 12-12,5, trong chai thủy tinh màu, có nút kín, để ở nơi mát và tránh ánh sáng. Cần tiến hành phân tích càng sớm càng tốt ngay sau khi thu. Để xác định xyanua trong không khí th−ờng đ−ợc sục qua dung dịch kiềm sau đó đ−ợc giải phóng thành dạng HCN bằng cách axit hóa. Giới hạn phát hiện có thể trong khoảng ppm và hiệu suất thu hồi của ph−ơng pháp khá tốt khoảng 90 % [33].

Các muối vô cơ của xyanua trong n−ớc có thể tồn tại dạng phức hoặc dạng tự do. Xyanua trong n−ớc th−ờng đ−ợc xác định d−ới ba dạng khác nhau nh− ion xyanua tự do, phức chất với chlorinat, và xyanua tổng số. Các xyanua tự do có thể là KCN, NaCN, HCN nhanh chóng bị ion hóa thành dạng ion xyanua d−ới các điều kiện thông th−ờng.

Để tách xyanua ra khỏi mẫu n−ớc th−ờng đ−ợc tiến hành bằng cách axit hóa mẫu, đun nhẹ và khuấy đều giúp cho quá trình giải phóng HCN đ−ợc tốt và sau đó thu vào dung dịch hấp thụ. Xyanua th−ờng đ−ợc xác định bằng các ph−ơng pháp so màu, đo quang hoặc các ph−ơng pháp điện hóa. Trong quá trình phân tích cần chú ý một số yếu tố ảnh h−ởng tới kết quả nh− các ion gây cản trở: các ion sulfit, các chất ô xy hóa, nitrit, nitrat, thioxyanat, các aldehyt, ceton chúng cản trở quá trình tách xyanua bằng ph−ơng pháp cất, nó sẽ tạo ra sai số rất lớn khi phân tích xyanua bằng ph−ơng pháp so màu hoặc ph−ơng pháp chuẩn độ [40]. Ngoài ra các axit béo có mặt trong mẫu cũng gây ra sự sai số phân tích do chúng tạo bọt và tác dụng với kiềm trong phân tích chuẩn độ. Ph−ơng pháp đo quang dựa trên nguyên tắc cho chloramin-T ô xy hóa xyanua trong môi tr−ờng pyridin, rồi dùng axit barbituric hoặc pyrazolon tạo ra hợp chất có màu để đo quang. Giới hạn phát hiện của ph−ơng pháp có thể từ 10-20

àg/l, nh−ng sulfit và thioxyanat là các ion gây cản trở lớn cho ph−ơng pháp này [34,39]. Trong ph−ơng pháp phân tích bằng các ph−ơng pháp điện hóa sẽ gặp

khó khăn nếu trong dung dịch có các ion sulfua, chlorua, iod, brom, cadmi, bạc, đồng, kẽm, niken, thủy ngân... [76,92]

Britton tiến hành nghiên cứu đánh giá thấy cả hai ph−ơng pháp dùng pyridin-barbituric axit và pyridin-pyrazolon đều cho độ chính xác ngang nhau, nh−ng khi dùng pyridin-barbituric axit có nhiều thuận lợi hơn pyridin- pyrazolon. Một số tác giả đã nghiên cứu ứng dụng đo kế hoặc quang phổ để xác định xyanua ở dạng tự do. Ph−ơng pháp sắc kí ion kết hợp với đo kế đã cho độ nhạy (2ppb) và độ chọn lọc cao đối với xyanua tự do và xyanua dạng phức yếu với các ion kẽm và cadimi. Một vài ph−ơng pháp đ−ợc áp dụng để xác định xyanua trong đất ở nồng độ thấp nh− kỹ thuật sắc kí ion cho độ nhạy và độ chọn lọc cao [33].

Padmarajaiah và cộng sự đã cải tiến ph−ơng pháp đo quang có độ nhạy cao để phân tích xyanua trong các loại mẫu môi tr−ờng khác nhau cho phép xác định xyanua với nồng độ thấp. Nguyên lí của ph−ơng pháp là vết của xyanua trong mẫu sẽ tạo màu với ninhydrin trong môi tr−ờng kiềm, phức màu sẽ hấp thụ cực đại tại b−ớc sóng 590 nm, các thông số của ph−ơng pháp đã đ−ợc chuẩn hóa, ph−ơng pháp này có thể đ−ợc dùng để phân tích xác định xyanua trong các loại mẫu môi tr−ờng khác nhau [73].

Sung-Woo Park và cộng sự nghiên cứu ph−ơng pháp sử dụng điện cực bạc để xác định xyanua và sulfit trong ph−ơng pháp đo thế đã xác định đ−ợc hàm l−ợng xyanua trong mẫu với giới hạn khoảng 0,1 ppm [92]. Hiroyuki Tatsuta và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng điện cực platin trong ph−ơng pháp đo thế để xác định xyanua [47]. Ngoài ra, một số tác giả đã ứng dụng sắc kí điện di mao quản trong phân tích xyanua trong mẫu môi tr−ờng và trong máu. Xyanua đ−ợc tạo dẫn chất với 2,3-naphthalenedialdehyde và taurin cho sản phẩm có huỳnh quang, chất này đ−ợc phát hiện bởi detector huỳnh quang và có độ nhạy cao. Giới hạn phát hiện của ph−ơng pháp tới 0,1 ng/ml đ−ờng chuẩn tuyến tính trong khoảng 0,1-200 ng/ml [82].

Để kiểm tra xyanua trong mẫu n−ớc, tiêu chuẩn Việt Nam qui định xác định xyanua tổng số. Tiêu chuẩn qui định 3 ph−ơng pháp xác định xyanua tổng số, các ph−ơng pháp này có thể áp dụng xác định khi hàm l−ợng xyanua nhỏ hơn 100 mg/l, khi nồng độ cao hơn cần đ−ợc pha loãng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện một số chất độc có khả năng gây nhiễm độc hàng loạt trong các mẫu môi trường trên các thiết bị phân tích tại phòng thí nghiệm (Trang 61)