Vài nét sơ l−ợc về xyanua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện một số chất độc có khả năng gây nhiễm độc hàng loạt trong các mẫu môi trường trên các thiết bị phân tích tại phòng thí nghiệm (Trang 59)

- Cô cạn d−ới áp suất giảm Hòa tan trong 100 à l nhexan

3.1.1. Vài nét sơ l−ợc về xyanua.

Trong tự nhiên xyanua tồn tại ở nhiều dạng khác nhau từ dạng đơn giản đến phức tạp, dạng vô cơ và cả dạng hữu cơ. HCN (axit xyanhydric) là một khí độc nó có thể thâm nhập vào môi tr−ờng từ các quá trình biến đổi trong thiên nhiên hoặc từ các hoạt động sản xuất của con ng−ời. Một số muối vô cơ của xyanua tan trong n−ớc hay gặp trong thực tiễn nh− KCN, NaCN-đây là những muối rất độc trong thực tiễn đ−ợc dùng làm thuốc diệt chuột nh−ng do độc tính cao nên đã bị cấm không đ−ợc sử dụng. Ngoài ra xyanua còn tồn tại d−ới các dạng muối không tan, phức chất nh− đồng xyanua, các phức chất thioxyanat (SCN-), fero- [Fe(CN)4] -2, ferixyanua [Fe(CN)4] -, các dạng xyanua hữu cơ nh−

các glucozit: amydalin, isoamydalin, amygdonitrilgluxic, prulyaurosin... khi thủy phân chúng sẽ giải phóng ra HCN. Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây chứa HCN ở dạng các hợp chất hữu cơ nh−: hạnh nhân đắng, nhân quả đào, lá anh đào, củ sắn, măng tre, măng nứa...

Trong thực tế các hợp chất của xyanua có nhiều ứng dạng nh− NaCN, KCN dùng trong công nghiệp mạ, khai thác và tinh chế, làm giàu các kim loại quí hiếm nh− vàng. Trong nông nghiệp dùng canxi xyanamat để làm thuốc trừ sâu diệt cỏ, muối thủy ngân xyanua, n−ớc cất anh đào đ−ợc dùng trong y học. Xyanua còn đ−ợc dùng đánh bắt cá bất hợp pháp. Trong quân sự các hợp chất của xyanua có thể đ−ợc dùng làm vũ khí hóa học. Đây là các chất có khả năng gây độc toàn thân.

Các xyanua bị phân hủy d−ới tác dụng của các axit tạo thành axit xyanhydric tự do – HCN đây là một chất rất độc. Nó là một trong các chất độc có nhiều khả năng đ−ợc sử dụng vào mục đích tạo ra các loại vũ khí hóa học, nó có tác dụng mạnh và nhanh. lần đầu tiên đ−ợc nhà hóa học Thủy Điển tổng hợp vào năm 1872. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất quân đội Pháp có dùng để tấn công quân đội Đức nh−ng không đạt đ−ợc hiệu quả mong muốn vì không tạo ra đ−ợc nồng độ gây tử vong trên chiến tr−ờng. Ngày nay do kỹ thuật tiên tiến nên có thể tạo nồng độ gây chết trong điều kiện thực nghiệm một cách dễ

dàng. Có thể gặp một số loại ph−ơng tiện và vũ khí có HCN nh− tên lửa, bom hoặc dùng máy bay để phun thẳng axit HCN vào không khí ngoài mặt trận [10].

HCN là một chất lỏng sánh, có mùi hạnh nhân, sôi ở 26 0C, đông đặc ở -140C, tỷ trọng hơi so với không khí là 0,93, hơi nhẹ hơn không khí. HCN dễ hòa tan trong n−ớc và các dung môi hữu cơ, là một chất không bền dễ bị biến đổi bởi các tác nhân nh− các chất ô xy hóa có thể dùng làm chất tẩy độc.

HCN là một chất có độc tính cao, trong điều kiện th−ờng nó gây độc chủ yếu qua đ−ờng hô hấp, mức độ gây độc của nó phụ thuộc vào nồng độ có trong không khí. Khi nồng độ của nó trong không khí từ 0,024-0,048 mg/l gây cho ng−ời có cảm giác chóng mặt, nhức đầu, nôn nếu thở không khí trong vài phút. Khi nồng độ của nó từ 0,05-0,06 mg/l thở không khí trong 30-60 phút ch−a nguy hiểm đến tính mạng. Khi nồng độ từ 0,12-0,15 mg/l thở không khí này trong vòng 30-60 phút sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Khi nồng độ trong không khí từ 0,24-0,36 mg/l có thể gây chết ng−ời trong 5-10 phút. Khi nồng độ HCN trong không khí từ 0,42-0,50 mg/l có thể gây chết rất nhanh [10].

Axit xyanhydric gây liệt hô hấp tế bào do chúng ức chế men xytocromoxydaza và men đỏ Warburg, do đó ô xy không đ−ợc sử dụng nên máu tĩnh mạch vẫn đỏ t−ơi mà bệnh nhân chết trong ngạt thở. Khi bệnh nhân bị nhiễm độc cấp có thể diễn ra rất nhanh, bệnh nhân chết trong tình trạng ngạt thở, da, niêm mạc và máu tĩnh mạch bệnh nhân vẫn đỏ t−ơi.

Khi nhiễm độc tr−ờng diễn ở nồng độ thấp có thể nhận thấy bệnh nhân có các biểu hiện ngộ độc, chia làm các giai đoạn sau:

Giai đoạn xuất hiện các triệu chứng ngộ độc ban đầu: Bệnh nhân cảm thấy có mùi hạnh nhân, có vị kim loại trong miệng, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn. Hô hấp bị kích thích, tim đập nhanh, đau ở vùng tim. Nếu chất độc không tiếp tục xâm nhập thì những triệu chứng đó sẽ nhanh chóng mất và dần bình phục. Nếu tiếp tục bị ngộ độc sẽ thấy các dấu hiệu của các giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn ngạt thở: trong giai đoạn này hô hấp bị rối loạn nghiêm trọng, lúc đầu bệnh nhân thở gấp, sau đó thở chậm dần, bệnh nhân có thể bị bất tỉnh. Triệu chứng đau vùng tim dữ dội, nhịp tim chậm, mạch chậm. Da bệnh nhân vẫn hồng do l−ợng ô xy không đ−ợc sử dụng cho các tế bào.

Giai đoạn co giật: co giật xảy ra từng cơn, bệnh nhân thở nông, nhịp thở rối loạn, trong cơn co giật có thể bị ngừng thở. Hệ thống tuần hoàn bị rối loạn nghiêm trọng, mạch chậm, loạn nhịp.

Giai đoạn liệt: trong giai đoạn này HCN đã tác động lên thần kinh trung

−ơng, tác động lên hành não. Hô hấp bị chậm, nông, loạn nhịp. Một số trung tâm quan trọng trên não đã bị liệt nên gây liệt mạch, huyết áp tụt, bệnh nhân sẽ chết do ngừng thở [7].

Để chẩn đoán bệnh nhân nhiễm độc HCN ta có thể dựa vào bệnh cảnh, các biểu hiện lâm sàng nh−ng một trong những biện pháp quan trọng là phân tích tìm HCN trong máu. Khi nồng độ HCN trong máu từ 50-200 àg % có thể gây ngộ độc cấp. Khi nồng độ là 50 àg % có thể thấy các biểu hiện ngộ độc HCN rõ rệt. Cần chú ý trong cơ thể HCN bị mất đi rất nhanh do nhiều nguyên nhân nh− các đ−ờng, các andehyt, các chất ô xy hóa, do vậy hết sức thận trọng trong quá trình phân tích và bảo quản mẫu vật [10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện một số chất độc có khả năng gây nhiễm độc hàng loạt trong các mẫu môi trường trên các thiết bị phân tích tại phòng thí nghiệm (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)