Lấy ý kiến của ban quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng thẻ điểm cân bằng để hoàn thiện hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH sài gòn gia định (Trang 61 - 65)

5. Kết cấu luận văn

3.3 Các bước xây dựng BSC

3.3.1.2 Lấy ý kiến của ban quản trị

 Giới thiệu phương pháp Delphi

Theo Delbecq et al. (1975) trích trong Chu và Hwang (2008), Delphi là một phương pháp thu thập có hệ thống những đánh giá về một chủ đề cụ thể qua các vòng hỏi khảo sát liên tiếp mà mỗi vòng đều thể hiện những ý kiến phản hồi từ các vòng khảo sát trước đó. Phương pháp Delphi có 3 đặc trưng quan trọng là ẩn danh, phản hồi và đồng thuận.

Theo Chu và Hwang (2008), nguyên tắc phân tích những đánh giá từ các chuyên gia theo phương pháp Delphi được nêu ra như trong Bảng 3-2.

Các chuyên gia được yêu cầu cho ý kiến đánh giá về các yếu tố được hỏi theo thang đo mức độ 5 bậc từ thấp lên cao (1 – khơng quan trọng, 2 – ít quan trọng, 3 – quan trọng, 4 – khá quan trọng, 5 – rất quan trọng).

Số vịng khảo sát theo phương pháp Delphi ít nhất là 2 vịng, khơng quy định số vòng tối đa. Sự khảo sát kết thúc khi một trong các trường hợp sau xảy ra:

Trường hợp 1: Tất cả các mục được hỏi đều được chấp nhận hoặc đều bị bác

bỏ.

Trường hợp 2: Vẫn còn vài mục được hỏi chưa xác định; tuy nhiên, trên 75%

Bảng 3-2: Ngun tắc phân tích theo phương pháp Delphi

Vịng t của Delphi Vòng t + 1 Vòng t + 2

Giá trị đánh giá trung

bình (qi) ≥ 3.5 Nếu giá trị đánh giá trung bình (qi) ≥ 3.5 và Q ≤ 0.5 và sự thay đổi đánh giá (qi) < 15%, thì qi được chấp nhận, không cần thảo luận thêm về qi.

Giá trị đánh giá trung

bình (qi) < 3.5 Giá trị đánh giá trung bình (qi) ≥ 3.5 hoặc sự thay đổi đánh giá (qi) > 15%.

Nếu giá trị đánh giá trung bình (qi) ≥ 3.5 và Q ≤ 0.5 và sự thay đổi đánh giá (qi) ≤ 15%, thì qi được chấp nhận, không cần thảo luận thêm về qi.

Giá trị đánh giá trung bình (qi) < 3.5

Nếu giá trị đánh giá trung bình (qi) < 3.5 và Q ≤ 0.5 và sự thay đổi đánh giá (qi) ≤ 15%, thì qi bị bác bỏ, không cần thảo luận thêm về qi.

Nguồn: Chu và Hwang, 2008 Ghi chú:

“Giá trị đánh giá trung bình (qi)” đại diện cho giá trị trung bình của những đánh giá yếu tố thứ i trong bảng câu hỏi. (Rating-Mean)

“Sự thay đổi đánh giá (qi)” đại diện cho tỷ lệ các chuyên gia thay đổi đánh giá của họ cho yếu tố thứ qi. (Rating-Variant)

“Q” là độ lệch tứ phân vị. (Quartile Deviation)

 Lấy ý kiến của ban quản trị theo phương pháp Delphi

Để xác định xem 16 mục tiêu (được đề xuất trong Bảng 3-1 ở trên) có phù hợp để đưa vào thẻ điểm cân bằng của Cơng ty Sài Gịn Gia Định hay không, tác giả thực hiện cuộc khảo sát lấy ý kiến của ban quản trị công ty theo phương pháp Delphi.

Delphi vòng 1

Vòng khảo sát đầu tiên được thực hiện từ ngày 05/09/2016 đến 07/09/2016. Những thành viên trong ban quản trị công ty được lấy ý kiến khảo sát bao gồm 3 người: Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc cơng ty, Trưởng phịng Kinh doanh - Nhập khẩu và Kế toán trưởng. Danh sách ban quản trị tham gia cuộc khảo sát như trong Phụ lục 10. Bảng câu hỏi khảo sát của vòng 1 được thiết kế như trong Phụ lục 11.

Kết quả khảo sát vịng 1: Có 3/3 người hồn thành trả lời bảng khảo sát. Có 13/16 mục tiêu có giá trị trung bình lớn hơn 3,5 điểm; có 3/16 mục tiêu có giá trị trung bình nhỏ hơn 3,5 điểm. Có một mục tiêu mới được đề xuất thêm vào là “đạt và duy trì chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng” trong khía cạnh quy trình nội bộ. Kết quả khảo sát của vịng 1 như trong Bảng 3-3 bên dưới.

Delphi vòng 2

Vòng khảo sát thứ hai được thực hiện từ ngày 09/09/2016 đến 12/09/2016. Những người trả lời bảng khảo sát vẫn là 3 thành viên ban quản trị như trong vòng khảo sát đầu tiên. Bảng câu hỏi khảo sát của vòng 2 được thiết kế như trong Phụ lục 12. Trong vịng 2, có một mục tiêu được thêm vào để đánh giá (như được đề xuất trong vịng 1) là “đạt và duy trì chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng”, nên tổng số mục tiêu được đánh giá tăng lên 17 mục tiêu.

Kết quả khảo sát vịng 2: Có 3/3 người hồn thành trả lời bảng khảo sát. Có 14/17 mục tiêu có giá trị trung bình lớn hơn 3,5 điểm; có 3/17 mục tiêu có giá trị trung bình nhỏ hơn 3,5 điểm. Khơng có mục tiêu mới nào được đề xuất thêm vào. Kết quả khảo sát vòng 2 như trong Bảng 3-3.

Bảng 3-3: Kết quả khảo sát đánh giá các mục tiêu của SGGĐ Khía Khía cạnh Mục tiêu Vịng 1 Vòng 2 Thay đổi (qi) Mean (qi) Q Mean (qi) Q Tài chính

Tăng doanh thu 5.00 0.00 5.00 0.00 0.00% Giảm chi phí 3.00 1.00 3.33 1.00 33.33% Cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản 3.33 0.50 3.33 0.50 66.67% Tối đa hóa lợi nhuận 4.67 0.50 4.33 1.00 33.33%

Khách hàng Thu hút khách hàng mới 4.67 0.50 5.00 0.00 33.33% Làm hài lòng khách hàng 4.33 1.00 4.33 1.00 0.00% Giữ chân khách hàng 4.67 0.50 4.67 0.50 0.00% Gia tăng thị phần 4.67 0.50 5.00 0.00 33.33% Quy trình nội bộ

Cải thiện quy trình nhập hàng 4.33 1.00 4.67 0.50 33.33% Giảm chi phi không chất lượng 4.33 1.00 4.33 1.00 0.00% Cải thiện chất lượng dịch vụ 4.67 0.50 4.67 0.50 0.00% Đạt và duy trì chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng Na Na 4.33 0.50 Na Học hỏi và phát triển

Thu hút nhân viên mới 3.00 2.00 2.67 1.50 33.33% Nâng cao năng lực nhân viên 4.33 1.00 4.67 0.50 33.33% Nâng cao năng suất nhân viên 4.67 0.50 5.00 0.00 33.33% Làm tăng mức độ hài lòng của

nhân viên 3.67 0.50 3.67 0.50 0.00% Giữ chân nhân viên 3.67 0.50 4.00 1.00 33.33%

Nguồn: Kết quả xử lý từ khảo sát của tác giả

Ghi chú: “Mean (qi)” là điểm đánh giá trung bình mục tiêu thứ i. “Q” là độ lệch tứ phân vị. “Thay đổi (qi)” là tỷ lệ các chuyên gia thay đổi ý kiến đánh giá.

Kết luận

quả sử dụng tài sản, thu hút nhân viên mới) có điểm trung bình nhỏ hơn 3,5 điểm nên chúng ta sẽ loại 3 mục tiêu này.

Có thể thấy rằng kết quả khảo sát vịng 2 vẫn chưa có “Q” và “thay đổi (qi)” thỏa điều kiện theo nghiên cứu của Chu và Hwang (2008), nhưng chúng ta tạm thời chấp nhận kết quả khảo sát này, mà không tiến hành khảo sát vịng 3, vì những lý do sau:

Một là, qua 2 vịng khảo sát, kết quả khảo sát là tương tự nhau. Các mục tiêu được chấp nhận vẫn là 14 mục tiêu và không được chấp nhận vẫn là 3 mục tiêu.

Hai là, chỉ có 3 người tham gia khảo sát, nên khi một người thay đổi thì đã làm tỷ lệ thay đổi (qi) lên đến 33,33%, khó mà thỏa được điều kiện nhỏ hơn 15% theo nghiên cứu của Chu và Hwang (2008) đưa ra.

Ba là, cũng vì chỉ có 3 người tham gia khảo sát nên chỉ cần có một người có ý kiến trái chiều là làm độ lệch tứ phân vị Q khá lớn, khó mà thỏa được điều kiện nhỏ hơn 0,5 theo nghiên cứu của Chu và Hwang (2008).

Vì những lý do trên, cuộc khảo sát chỉ dừng lại ở vịng 2 mà khơng tiến hành vòng 3. Đây là hạn chế của luận văn mà điều hạn chế này xuất phát từ nơi thực hiện nghiên cứu là Cơng ty Sài Gịn Gia Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng thẻ điểm cân bằng để hoàn thiện hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH sài gòn gia định (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)