Lương và chế độ đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN

2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu

2.3.2.1. Lương và chế độ đãi ngộ

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa “Lương và chế độ đãi ngộ” với sự gắn kết của nhân viên tại BIDV Nam Bình Dương, điều này cho thấy nếu BIDV Nam Bình Dương thực hiện tốt chính sách này thì có thể nâng cao sự gắn kết của nhân viên.

Thành phần “Lương và chế độ đãi ngộ” có tác động mạnh nhất đến sự gắn kết của nhân viên vì có hệ số Beta lớn nhất (βB = 0.574). Sử dụng thang đo Liker 5 điểm để đo lường, kết quả mức độ đánh giá của nhân viên với yếu tố này có giá trị trung bình = 3,596, lớn hơn mức trung bình (Trung lập = 3) của thang đo Likert 5 điểm nhưng không cao và chưa đạt đến giá trị Đồng ý = 4 trong bảng câu hỏi khảo sát, điều này cho thấy mức độ hài lòng của nhân viên đối với Lương và chế độ đãi ngộ là chưa cao.

Bảng 2.17: Trung bình của các biến quan sát của yếu tố “Lương và chế độ đãi ngộ” Biến quan sát Phát biểu quan Số sát Trung bình Độ lệch chuẩn B1 Tiền lương tương xứng với kết quả thực hiện công

việc 171 3,58 ,938

B2 Thu nhập ở ngân hàng đảm bảo cuộc sống cá nhân

của tôi 171 3,75 1,089

B3 Chính sách tiền lương của ngân hàng có sự kích thích cao đối với tơi 171 3,62 1,144 B4 Chế độ phúc lợi thể hiện sự quan tâm của ngân

hàng đến nhân viên 171 3,70 1,143

B5

Hệ thống đánh giá cơng việc gắn kết với chính sách lương thưởng của ngân hàng rõ ràng và công bằng

171 3,51 1,008

O5

Chính sách đào tạo và thăng tiến của ngân hàng ln khuyến khích tơi nỗ lực hồn thành tốt cơng

việc 171 3,41 ,998

Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả

Giá trị trung bình của 6 biến là 3,596 ( đều trên 3, từ 3.41 đến 3.75), trong đó biến “Thu nhập ở ngân hàng đảm bảo cuộc sống cá nhân của tôi” được đánh giá cao nhất (giá trị trung bình = 3.75), tuy nhiên vẫn có mức đánh giá thấp nhất là 1, cụ thể có đến 43.3% nhân viên được khảo sát có mức đánh giá ≤ 3; biến “Chính sách đào tạo và thăng tiến của ngân hàng luôn khuyến khích tơi nỗ lực hồn thành tốt cơng việc” có mức đánh thấp nhất (giá trị trung bình = 3.41), có đến 53.2% nhân viên được khảo sát có mức đánh giá ≤ 3 (Xem Phụ lục 08). Ngoài ra, độ lệch chuẩn của kết quả khảo sát khá cao ở các biến quan sát ở Bảng 2.17, dao động từ 0.938 đến 1.143, cho thấy có sự chênh lệch trong mức đánh giá của nhân viên, tức có nhân viên cảm thấy rất hài lịng về chính sách lương và chế độ đãi ngộ của ngân hàng, cũng có nhân viên cảm thấy rất khơng hài lịng. Qua kết quả khảo sát cho thấy vẫn có một số lượng lớn nhân viên cảm nhận chính sách lương và chế độ đãi ngộ hiện tại được ngân hàng quan tâm nhưng chưa thực sự hồn thiện, chưa cơng bằng và hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)