Đánh giá sơ bộ thang đo qua kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN

2.2.5. Xử lý số liệu và kết quả nghiên cứu

2.2.5.2. Đánh giá sơ bộ thang đo qua kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Phân tích hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ những biến không phù hợp. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected itemtotal correlation) nhỏ hơn 0.3 thì khơng đạt yêu cầu và thành phần thang đo có hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 thì phải xem xét việc chấp nhận biến đó theo nghiên cứu của Nunally & Bernstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011).

Kết quả Cronbach alpha của các thành phần trong thang đo như sau:

- Thang đo “Mối quan hệ với lãnh đạo”; “Mối quan hệ với đồng nghiệp”; “Bản chất công việc”; “Lương và phúc lợi” và “Điều kiện làm việc” có hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt là 0.879; 0.824; 0.792; 0.964 và 0.883 có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy theo Nunnally & Bernstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), các biến quan sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 (Xem Phụ luc 05). Vì vậy các biến đo

lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

- Thang đo “Mối quan hệ với cấp trên trực tiếp” và “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” có hệ số Cronbach’s alpha lần lượt là 0.840 và 0.774 trong đó có biến O3 và S7 có tương quan với biến tổng <0.3 nên loại các biến này trước khi đưa vào phân tích nhân tố EFA. Đối với thang đo “Mối quan hệ với cấp trên trực tiếp” sau khi loại biến quan sát S7 và kiểm định lại có hệ số Cronbach’s alpha = 0.868, các biến quan sát còn lại trong thành phần thanh đo S1, S2, S3, S4, S5, S6 có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 đạt yêu cầu. Đối với thang đo “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” kết quả sau khi loại biến O3, hệ số Cronbach’s alpha = 0.786, các biến quan sát còn lại trong thành phần này O1, O2, O4, O5 có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 đạt yêu cầu (Xem Phụ luc 05). Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

- Thang đo “Sự gắn kết” có hệ số Cronbach’s Alpha khá lớn (0.839) đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến

tổng đều lớn hơn 0.3 (Xem Phụ lục 05). Vì vậy các biến đo lường thành phần

này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng tổng hợp kết quả Cronbach alpha của các thang đo thành phần sau khi đã loại các biến quan sát khơng đạt u cầu được trình bày tại Phụ lục 05.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)