Xây dựng thang đo các thành phần mua hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3. Xây dựng thang đo các thành phần mua hàng

Thang đo nghiên cứu sử dụng trong đề tài được điều chỉnh và phát triển dựa

trên thang đo tổng quát của Van Weele (2010) để đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động mua hàng và thang đo “Hoạt động mua hàng” của Sánchez và cộng sự

(2003) trong nghiên cứu “Chuẩn hóa trong chức năng mua hàng và tác động của nó lên hoạt động mua hàng và hoạt động kinh doanh” tại Đại học Wilfrid Laurier (Phụ lục 01,02,03).

1.3.1. Thang đo thành phần “Chi phí mua hàng”

Thành phần chi phí mua hàng đề cập đến những nỗ lực của bộ phận mua hàng

để ln duy trì và đạt được 2 mục tiêu chính. Thứ nhất, đó là kiểm sốt chi phí mua

hàng; Vấn đề thứ 2 là những nỗ lực làm giảm chi phí và giá mua hàng.

Nghiên cứu này kế thừa thang đo tổng quát của Van Weele (2010) và điều

chỉnh lại cho phù hợp với hoạt động mua hàng tại C.PV bởi các chuyên gia (Phụ lục 02):

Bảng 1.2. Thang đo thành phần “Chi phí mua hàng” Thang

đo gốc

Nội dung thang đo Mã hóa

Van Weele (2010)

Bộ phận mua hàng dự báo tốt tình hình lạm phát CP1 Bộ phận mua hàng dự báo tốt sự biến động của tỷ giá CP2 Bộ phận mua hàng kiểm sốt tốt chi phí mua hàng CP3 Bộ phận mua hàng có khả năng quản lý chi phí sản xuất hàng

hóa của nhà cung ứng CP4

Bộ phận mua hàng có khả năng đàm phán với nhà cung ứng CP5 Bộ phận mua hàng có nhiều phương thức mua hàng tốt CP6

Nguồn: Tổng hợp của tác giả sau thảo luận

1.3.2. Thang đo thành phần “Kiểm sốt chất lượng tồn diện”

Nghiên cứu này kế thừa thang đo tổng quát về nhân tố “Chất lượng sản phẩm” của Van Weele (2010) bao gồm hai khía cạnh “Mua hàng và phát triển sản phẩm mới” và “Mua hàng và kiểm soát chất lượng toàn diện”. Sau đó qua phỏng vấn

chuyên gia đã điều chỉnh và xây dựng lại cho phù hợp với hoạt động mua hàng tại C.PV (Phụ lục 02), sau khi hiệu chỉnh thang đo này được đặt tên là “Kiểm sốt chất lượng tồn diện” bao gồm 4 biến quan sát:

Bảng 1.3. Thang đo thang đo thành phần “Kiểm sốt chất lượng tồn diện” Thang đo

gốc

Nội dung thang đo Mã hóa

Van Weele (2010)

Thang đo tiêu chuẩn của C.PV cho hàng hóa phù hợp với

thị trường chung CQ1

Quy trình kiểm tra chất lượng tại C.PV đảm bảo cho hàng

hóa được nhập đúng chất lượng công ty CQ2

Bộ phận mua hàng lựa chọn được nhiều nhà cung ứng

hàng hóa tốt CQ3

Bộ phận mua hàng kiểm sốt tốt chất lượng hàng hóa từ

nhà cung ứng CQ4

1.3.3. Thang đo thành phần “Hậu cần mua hàng”

Kế thừa từ thang đo tổng quát của Van Weele (2010) bao gồm 3 biến quan sát. Qua phỏng vấn chuyên gia đã điều chỉnh và xây dựng lại cho phù hợp với hoạt động mua hàng tại C.PV (Phụ lục 02), sau hiệu chỉnh kết quả thang đo này bao gồm 6

biến quan sát:

Bảng 1.4. Thang đo thành phần “Hậu cần mua hàng”

Thang đo gốc Nội dung thang đo Mã hóa

Van Weele (2010)

Bộ phận mua hàng phối hợp tốt với các bộ phận liên

quan trong hoạt động mua hàng EL1

Bộ phận mua hàng dự báo tốt về tình hình cung cầu thị

trường hàng hóa EL2

Bộ phận mua hàng có chính sách tồn kho hợp lý EL3

Nhà cung ứng giao hàng đúng thời điểm EL4

Nhà cung ứng giao hàng đúng số lượng EL5

Nhà cung ứng giao hàng đúng chất lượng EL6

Nguồn: Tổng hợp của tác giả sau thảo luận

1.3.4. Thang đo thành phần “Tổ chức mua hàng”

Thang đo được đề xuất của Van Weele (2010) bao gồm 4 biến quan sát. Qua phỏng vấn chuyên gia đã điều chỉnh và xây dựng lại cho phù hợp với hoạt động

mua hàng tại C.PV (Phụ lục 02), sau hiệu chỉnh kết quả thang đo này bao gồm 6

Bảng 1.5. Thang đo thành phần “Tổ chức mua hàng”

Thang đo gốc Nội dung thang đo Mã hóa

Van Weele (2010)

Đội ngũ nhân sự mua hàng có kỹ năng chuyên môn

trong lĩnh vực mua hàng HR1

Đội ngũ nhân sự mua hàng có kinh nghiệm trong lĩnh

vực mua hàng HR2

Đội ngũ nhân sự mua hàng có kiến thức kinh doanh tốt HR3

Đội ngũ quản lý của bộ phận mua hàng có năng lực

quản lý tốt HR4

Hoạt động mua hàng được chuẩn hóa thành các quy

trình chặt chẽ HR5

Bộ phận mua hàng ứng dụng tốt hệ thống thông tin

quản lý trong hoạt động mua hàng HR6

Nguồn: Tổng hợp của tác giả sau thảo luận

1.3.5. Thang đo thành phần “Hoạt động mua hàng”

Theo Sánchez và cộng sự (2003), thang đo “hoạt động mua hàng” bao gồm 5 biến quan sát. Kết quả phỏng vấn chuyên gia đã điều chỉnh và xây dựng lại cho phù hợp với hoạt động mua hàng tại C.PV (Phụ lục 02), sau hiệu chỉnh kết quả thang đo này bao gồm 5 biến quan sát như sau:

Bảng 1.6. Thang đo “Hoạt động mua hàng”

Thang đo gốc Nội dung thang đo Mã hóa

Sánchez và cộng sự (2003)

Tất cả hàng hóa được mua vào đúng với tiêu chuẩn của

công ty HQ1

Tất cả hàng hóa được giao trong thời gian đã kế hoạch HQ2 Lượng hàng tồn kho đáp ứng tốt nhu cầu cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của công ty HQ3

Các bộ phận khác hài lòng với sự quan tâm giải quyết

của bộ phận mua hàng khi có vấn đề phát sinh HQ4 Bộ phận mua hàng mua hàng đáp ứng tốt chi phí mục

tiêu hàng năm HQ5

TĨM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày tất cả các nội dung lý thuyết liên quan đến hoạt động mua hàng và các mơ hình nghiên cứu lý thuyết về đánh giá hoạt động mua hàng. Từ mơ hình lý thuyết tác giả tiến hành nghiên cứu định tính để dựng thang đo phù hợp với lĩnh vực cần nghiên cứu của đề tài. Từ đó tiến hành thu thập số liệu cho nghiên cứu

định lượng.

Kết hợp giữa cơ sở lý thuyết và phân tích kết quả khảo sát được sẽ là nền tảng

để tác giả nghiên cứu và phân tích thực trạng về hoạt động mua nguyên vật liệu tại

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam (Trang 25 - 30)