Thống kê chi tiết về các phương thức mua hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam (Trang 43 - 47)

Nguồn: Bộ phận mua hàng –C.PV

+ Mua hàng theo hình thức ký hợp đồng:

Mua hàng theo hình thức ký hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong hai hình thức thu mua chính của công ty. Ưu điểm hợp đồng luôn thể hiện các điều khoản

ràng buộc giúp công ty chủ động được thời gian tổ chức nhận hàng, đặc biệt là đảm bảo mua đầy đủ số lượng hàng hóa với đúng chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của công ty theo kế hoạch.

Mặc dù việc mua nguyên vật liệu theo hình thức ký kết hợp đồng ln thể hiện tính hiệu quả của nó, tuy nhiên hình thức này thỉnh thoảng cũng xuất hiện những

Năm 2012 2013 2014 2015

1.Mua theo hình thức thơng báo giá (%) 22% 29% 41% 35%

2.Mua theo hình thức ký hợp đồng (%) 78% 71% 59% 65%

2.1.Tổng số lượng hợp đồng đã ký 347 201 158 133

ứng mà không khảo sát tỷ lệ nguồn hàng dự trữ tại kho nhà cung ứng tại thời điểm

ký. Do đó có nhiều thời điểm các nhà cung ứng đã ký hợp đồng này do áp lực trả nợ hợp đồng đã phải cạnh tranh với nhau để mua hàng làm giá thị trường tăng và việc này dẫn đến vấn đề là C.PV phải ký những hợp đồng sau với giá cao hơn. Bên cạnh

đó giá thị trường tăng cao gây thua lỗ cho nhà cung ứng khi gom hàng trả nợ hợp

đồng cho công ty, dẫn đến một số hợp đồng phải bị hủy khi chưa giao đủ số lượng

gây ảnh hưởng xấu đến kế hoạch sản xuất của công ty.

+ Mua hàng theo hình thức thơng báo giá hàng ngày:

C.PV căn cứ vào nhu cầu nguồn hàng và tình hình thị trường để thiết lập giá mua, sau đó thơng qua hệ thống SMS để báo giá mua hàng ngày cho tất cả các nhà cung ứng hiện tại của C.PV (Hình 2.6). Tất cả các nhà cung ứng sau khi nhận được thơng báo giá này đều có quyền giao hàng đến C.PV với mức giá đã định với bất kỳ số lượng nào mà nhà cung ứng có thể cung cấp.

Hình thức mua này có ưu điểm đẩy nhanh tiến độ mua hàng, loại trừ được khả năng rủi ro về sự biến động giá cả thị trường, đồng thời cũng thể hiện tính khách

quan của bộ phận mua hàng là không thiên vị và luôn tạo điều kiện cho tất cả các nhà cung ứng.

Hình 2.4: Quy trình mua hàng theo thông báo giá

Tuy nhiên, thực tế hạn chế của nó là tạo tính cạnh tranh rất lớn giữa các nhà cung ứng nguyên vật liệu trên thị trường, để có hàng giao các nhà cung ứng sẵn

sàng cắt giảm mức lợi nhuận của họ bằng cách đẩy giá mua vào. Việc này làm gia

tăng tính cạnh tranh và làm cho giá thị trường chung tăng. Kết quả là C.PV phải mua những hợp đồng sau với giá cao hơn hoặc nhà cung ứng phá vỡ hợp đồng do

thua lỗ.

Hơn nữa hình thức này vơ hình chung đã làm cho C.PV đánh đồng tất cả các nhà

cung ứng, điều này về dài hạn sẽ làm giảm sức nặng của bộ phận mua hàng trên bàn

đàm phán về giá mua với nhà cung ứng.

+ Đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu:

Qua bảng 2.14 cho thấy hiện tại bộ phận mua hàng mua nguyên vật liệu tại 8 quốc gia, trong đó 3 thị trường cung ứng chính là Việt Nam, Brazil và Argentina. Trong nhiều năm liền Việt Nam là nguồn cung ứng chính cho Cơng ty Cổ Phần

Chăn Nuôi C.P Việt Nam chiếm tỷ lệ bình qn từ 54%-72% nhu cầu cơng ty. Tuy nhiên trong hai năm 2014 và 2015 tỷ lệ này đã thay đổi, do trong thời gian này giá thị trường thế giới giảm mạnh và duy trì ở mức thấp hơn so với nguồn hàng trong

nước (Hình 2.5). Trước tình hình này, để đảm bảo lợi ích cho cơng ty bộ phận mua hàng đã chuyển một phần lớn nhu cầu sang các đơn hàng từ khu vực Nam Mỹ như

Brazil (khoảng 50,5 %) và Argentina (34,8%) nơi nguồn nguyên liệu có mức giá thấp hơn.

Bảng 2.7: Nguồn cung nguyên vật liệu cho C.PV

M 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Việt Nam 54,4% 68,7% 72,4% 64,8% 27,1% 14,8% Brazil 14,0% 23,5% 2,2% 23,3% 48,9% 50,5% Argentina 27,8% 0,0% 24,4% 11,6% 1,2% 34,8% Ấn Độ 2,7% 1,1% 1,0% 0,0% 1,7% 0,0% Mỹ 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 20,9% 0,0% Campuchia 0,5% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% Lào 0,2% 0,1% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% Thái Lan 0,5% 6,5% 0,0% 0,4% 0,1% 0,0%

Hình 2.5 cho thấy thực tế hoạt động mua nguyên vật liệu trong vòng 6 năm từ năm 2010 đến 2015 của bộ phận mua hàng đã đạt được những kết quả tốt trong việc theo dõi và lựa chọn nguồn hàng để đảm bảo mua được hàng chất lượng với giá

thấp cho cơng ty.

Hình 2.5: Xu hướng chuyển đổi nguồn hàng theo giá

Nguồn: Bộ phận mua hàng – C.PV

Qua phân tích các số liệu này cho thấy bộ phận mua hàng có khả năng tốt trong việc tìm kiếm nhiều nguồn cung ứng khác nhau nhằm hạn chế rủi ro về nguồn cung đặc biệt là có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình thị trường, kiểm tra giá cả để có thể chọn mua được nguồn hàng với giá thấp hơn.

Tuy nhiên việc chuyển đổi nguồn hàng bằng cách đẩy mạnh mua hàng nhập

khẩu cũng có những điểm hạn chế nhất định là cơng ty có thể đánh mất những nhà cung ứng trong nước, hàng nhập khẩu tiềm ẩn những rủi ro về khâu vận chuyển và thời gian nhận hàng. Bên cạnh đó việc này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nông dân trong nước khi mà phần lớn trong số họ cũng là những người tiêu thụ sản phẩm của công ty.

46% 31% 28% 35% 73% 85% 54% 69% 72% 65% 27% 15% 5,373 7,183 7,033 6,609 5,515 5,188 5,919 7,006 6,675 6,103 5,858 5,337 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 3,500 4,000 4,500 5,000 5,500 6,000 6,500 7,000 7,500 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ mua hàng nhập khẩu (%) Tỷ lệ mua hàng nội địa (%)

2.2.2. Thành phần kiểm soát chất lượng ngun vật liệu

Nói đến hoạt mua hàng khơng phải chỉ đơn thuần là việc kiểm sốt chi phí, tìm kiếm được nguồn hàng với chi phí thấp mà còn phải đề cập đến các nỗ lực và biện pháp kiểm sốt và phát triển chất lượng hàng hóa được mua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam (Trang 43 - 47)