Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo) (Trang 42)

2.1. Tổng quan về Tổng công ty Phân bón và Hố chất dầu khí

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng Cơng ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Cơng ty cổ phần đƣợc thành lập theo quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ, Tổng Cơng ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004. Tổng Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất Nhà máy Đạm Phú Mỹ; Sản xuất, kinh doanh phân đạm, a-mơ-ni-ắc lỏng, khí cơng nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan.

Ngay khi có quyết định thành lập, Tổng Cơng ty đã nhanh chóng tiến hành cơng tác kiện tồn tổ chức, chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và thị trƣờng để có thể tiếp nhận, quản lý, vận hành và tiêu thụ thành cơng và có hiệu quả các sản phẩm của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ngày 21/09/2004, Tổng Công ty đã tiếp nhận bàn giao Nhà máy đạm Phú Mỹ từ tổ hợp Nhà thầu Technip - Samsung và Ban QLDA Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Đây cũng là thời điểm những lơ sản phẩm chính thức đầu tiên của Công ty đƣợc đƣa ra thị trƣờng với thƣơng hiệu “Đạm Phú Mỹ”. Trong hơn 13 năm qua, Tổng Công ty đã thực hiện chức năng quản lý sản xuất và kinh doanh rất tốt, đạt các mục tiêu với mức độ cao và đóng góp quan trọng cho ngành Dầu khí cũng nhƣ nền nông nghiệp trong nƣớc. Hiện nay, Tổng Công ty đang cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc khoảng 40% nhu cầu phân đạm urea (tổng nhu cầu sử dụng phân đạm urea cả nƣớc bình quân khoảng 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm)

Đứng trƣớc xu thế phát triển kinh tế của đất nƣớc ngày 01/09/2006 Bộ Cơng nghiệp đã có quyết định về việc cổ phần hóa Cơng ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, và đến 01/09/2007 cơng ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí. Ngày 05/11/2007 Cơng ty chính thức niêm yết 380.000.000 cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khốn. Tại đại hội đồng cổ đơng năm 2008 ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng Cơng ty hoạt động theo mơ hình cơng ty

mẹ - công ty con. Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Cơng ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Cơng ty Cổ phần (Tên viết bằng Tiếng Anh là Petro Vietnam Fertilizer and Chemicals Corporation và tên viết tắt là PVFCCo) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày15/05/2008.

2.1.2. Chức năng - Nhiệm vụ - Phương hướng phát triển

2.1.2.1. Chức năng

Sản xuất và kinh doanh phân bón và hóa chất phục vụ ngành Dầu khí, với các sản phẩm chủ lực là phân đạm (Urea) hạt trong, phân NPK, Kali, SA, DAP, khí Amoniac lỏng, hố chất UFC85/Formaldehyde, khí cơng nghiệp, các sản phẩm hố chất khác; các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh phân đạm và các sản phẩm hố chất khác có liên quan (trừ hố chất có tính độc hại mạnh); sản xuất kinh doanh điện; kinh doanh bất động sản; mua bán hàng nông lâm sản; kinh doanh vận tài hàng hố bằng ơ tơ, đƣờng thuỷ nội địa; chế biến các sản phẩm dầu khí và khống sản; đào tạo nghề.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Tổng Cơng ty Phân bón và Hố chất dầu khí có nhiệm vụ chính là sản xuất và cung ứng nguồn phân bón và hố chất phong phú, đáng tin cậy với giá cả hợp lý và điều kiện tốt nhất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp và kinh tế đất nƣớc.

2.1.2.3. Phương hướng phát triển

Giai đoạn 2016 - 2020: Duy trì vị thế của PVFCCo là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón số 1 trong nƣớc; Phát triển lĩnh vực sản xuất hóa chất, tập trung vào lĩnh vực hóa dầu. Đến năm 2020 doanh thu từ lĩnh vực hóa chất chiếm 50% tổng doanh thu.

Đến năm 2025: Tiếp tục đầu tƣ xây dựng các nhà máy sản xuất phân bón,

hóa chất có cơng nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trƣờng phân phối phân bón, hóa chất ra các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới nhằm phát triển đƣa PVFCCo trở thành một trong những

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón, hóa chất với cơng nghệ cao trong khu vực Đông Nam , đứng trong Top 10 trong khu vực về sản lƣợng sản xuất.

Đến năm 2035: Phấn đấu trở thành doanh nghiệp có quy mô nằm trong Top

10 ở khu vực Châu trong ngành phân bón, hóa chất.

Kế hoạch kinh doanh cụ thể giai đoạn 2016 – 2020 của tổng công ty là:

Về sản xuất:

- Duy trì NM ĐPM sản xuất trung bình 800.000 tấn/năm.

- Nhà máy NPK Phú Mỹ đi vào hoạt động từ 2017, đạt 100% công suất từ năm 2018 (250.000 tấn/năm).

- Gia tăng sản lƣợng sản xuất hóa chất hiện có, triển khai sản xuất sản phẩm NH3 (90.000 tấn/năm), UFC/Formalin (15.000 tấn/năm), H2O2 (30.000 tấn/ năm), Polystyrene (300.000 tấn/năm).

- Hình thành các cơ sở sản xuất, cải tiến sản phẩm để sản xuất các sản phẩm phân bón chuyên dụng trên nền sản phẩm chủ lực (Urea, NPK).

Về kinh doanh:

- Thị phần Urea trong nƣớc duy trì ở mức tối thiểu 35%.

- Tiêu thụ hết và có hiệu quả sản lƣợng NPK Phú Mỹ hàng năm (250.000 tấn).

- Mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài, tập trung tại một số nƣớc thuộc khu vực Đông Nam .

- Tiêu thụ 100% các sản phẩm hóa chất sản xuất đƣợc, doanh thu tiến tới bằng và vƣợt mảng phân bón vào năm 2020.

- Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm phân bón trên nền Urea và NPK.

- Tiêu thụ hết sản lƣợng các sản phẩm phân bón chuyên dụng từ các cơ sở mới đƣợc đầu tƣ.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Hoạt động sản xuất chính của Tổng cơng ty tiến hành tại Nhà máy đạm Phú Mỹ, đơn vị trực thuộc Tổng công ty, đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hệ thống phân phối tiêu thụ với nịng cốt là 4 cơng ty con tại miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, miền Tây

Nam Bộ và 2 chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh và Myanmar. Mạng lƣới tiêu thụ là các đại lý, cửa hàng đã đƣợc thiết lập tập trung ở các khu vực trồng lúa và cây công nghiệp với 12 chi nhánh/cửa hàng Phân bón và hố chất dầu khí trực thuộc 4 cơng ty con, hơn 100 đại lý cấp 1 và hơn 3000 cửa hàng cấp 2 trên toàn quốc. Từ năm 2011, Tổng công ty triển khai hoạt động kinh doanh ra phạm vi khu vực Đông Nam , thiết lập quan hệ thƣơng mại với các đối tác uy tín trong khu vực và thế giới để xúc tiến xuất khẩu phân bón ra thị trƣờng Đơng Nam , xúc tiến hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trƣờng này.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng cơng ty trong những năm gần đây:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của PVFCCo (Nguồn: PVFCCo Báo cáo thường niên 2015)

S T T Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2013 Thực hiện năm 2014 Kế hoạch năm 2015 Thực hiện năm 2015 Tỷ lệ so với năm 2014 (%) Tỷ lệ hoàn thành KH (%) A B C 1 2 3 4 5=4/2 6=4/3 1 Sản lƣợng sản xuất Đạm Phú Mỹ Nghìn tấn 822 850 780 819 96% 105% 2 Sản lƣợng phân bón nhập khẩu Nghìn tấn 137 144 255 301 177% 118% 3 Sản lƣợng kinh doanh Đạm Phú Mỹ Nghìn tấn 835 843 800 835 99% 104% Phân bón tự doanh Nghìn tấn 362 380 339 370 97% 109% Hóa chất Nghìn tấn 5,3 3,8 3,5 4,6 121% 131%

4 Chỉ tiêu tài chính tồn Tổng cơng ty (hợp nhất) Tổng doanh thu Tỷ đồng 10.807 9.972 9.246 10.047 101% 109% Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ đồng 2.468 1.285 1.293 1.880 146% 145% Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 2.142 1.096 1.047 1.488 136% 142% Nộp NSNN Tỷ đồng 602 308 316 436 141% 138%

Về sản xuất: Năm 2015, nhà máy đạm Phú Mỹ đã hoàn thành kế hoạch sản

xuất trƣớc 26 ngày, sản lƣợng cả năm đạt 819 ngàn tấn, vƣợt 5% so với kế hoạch, đánh dấu thành tích 9 năm liên tục vận hành an tồn, ổn định, vƣợt cơng suất thiết kế và về đích trƣớc kế hoạch sản lƣợng.

Về kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm: Năm 2015, kinh doanh hiệu quả 1,2

triệu tấn phân bón (835 ngàn tấn ĐPM - vƣợt 4% KH và 370 ngàn tấn phân bón khác-vƣợt 9% KH) và 4,6 nghìn tấn hóa chất - vƣợt 31% KH.

Doanh thu năm 2014 đạt 9.972 tỷ đồng giảm 8% so với cùng kỳ 2013, chủ yếu do thị trƣờng cạnh tranh cao, giá sản phẩm phân bón - mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty- năm 2014 suy giảm so với 2013, cụ thể: giá Đạm Phú Mỹ giảm 22%; giá phân bón tự doanh giảm 10%.

Doanh thu năm 2015 đạt 10.047 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch, tăng 1% so với cùng kỳ 2014.

Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2014: 1.285 tỷ đồng giảm 44% so với cùng kỳ 2013, chủ yếu do giá bán giảm trong khi giá thành tăng 14% so với năm 2013.

Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2015: 1.880 tỷ đồng - đạt 145% kế hoạch năm, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2014 chủ yếu do giá khí đầu vào bình qn năm 2015 giảm chỉ cịn 4,22 USD/MMBTU, giảm 38% so với năm 2014 (4,22/ 6,78 USD/MMBTU).

2.1.4. Đặc điểm và vai trị kế tốn

2.1.4.1. Hệ thống kế toán và bộ máy kế toán

Tổng cơng ty đang áp dụng hình thức kế tốn vừa phân tán vừa tập trung. Cơng tác tài chính kế tốn đƣợc thực hiện ở Nhà máy Đạm Phú Mỹ, chi nhánh Hồ Chí Minh, Khối Văn phịng tổng cơng ty và các cơng ty con. Sau đó số liệu của các đơn vị đƣợc tập hợp về Ban tài chính kế tốn để xác định kết quả kinh doanh của công ty mẹ và hợp nhất Tổng cơng ty.

Chính sách và chế độ kế tốn áp dụng:

Tổng công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính.

Hiện Tổng cơng ty đang áp dụng hình thức kế tốn nhật ký chung. Một số chính sách kế tốn áp dụng tại Tổng cơng ty nhƣ sau:

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm.

- Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho là phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.

- Giá xuất kho của hàng tồn kho đƣợc xác định theo phƣơng pháp bình quân gia quyền. Riêng giá xuất kho của nguyên vật liệu đƣợc xác định theo phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc.

- Tài sản cố định đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.

- Tổng công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn:

Trƣởng ban Tài chính kế tốn (Kế tốn trƣởng) Trƣởng ban Tài chính kế tốn (Kế tốn trƣởng) Phó ban kế tốn Phó ban kế tốn Phó ban Tài chính Phó ban Tài chính Phó ban KT quản trị Phó ban KT quản trị KT tổng hợp KT tổng hợp KT bán hàng KT bán hàng KT XDCB, TSCĐ, CCDC KT XDCB, TSCĐ, CCDC KT thanh toán KT thanh toán KT Ngân hàng KT Ngân hàng KT tiền mặt KT tiền mặt KT thuế, tiền lƣơng KT thuế, tiền lƣơng KT quản lý tài chính KT quản lý tài chính KT quản trị KT quản trị Phụ trách KT các đơn vị trực thuộc Phụ trách KT các đơn vị trực thuộc

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại PVFCCo (Nguồn: Khảo sát 2016)

Diễn giải sơ đồ:

Trƣởng ban Tài chính kế toán (Kế toán trƣởng): Giám Sát, điều hành mọi hoạt động của phịng tài chính kế tốn, kiểm tra, ký duyệt, nộp và chịu trách nhiệm với cấp trên và cơ quan pháp luật về các báo cáo tài chính; có nhiệm vụ báo cáo tình hình tài chính của Tổng cơng ty cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị, phối hợp với các phòng chức năng để lập kế hoạch tài chính.

Phó ban tài chính: Xây dựng quy chế quản lý quản lý tài chính của Cơng ty, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế, đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, q, năm của Tổng cơng ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Kế toán quản lý tài chính: Thực hiện các cơng việc do Phó ban tài chính giao.

Phó ban kế tốn quản trị: là ngƣời chịu trách nhiệm phân tích tình hình tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế của các dự án, cơng trình và sản phẩm của Tổng cơng ty, từ đó đề xuất tham mƣu cho Tổng giám đốc.

Kế toán quản trị: Thực hiện các cơng việc do Phó ban kế toán quản trị giao. Phụ trách kế toán các đơn vị trực thuộc: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tồn bộ cơng tác kế tốn tại đơn vị mình, định kỳ lập báo cáo kế tốn gởi về Ban Tài chính kế tốn Tổng cơng ty; xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị.

Phó ban kế tốn: là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức hạch tốn, thống kê kế tốn, phản ánh chính xác, đầy đủ các số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính tại Tổng cơng ty.

Kế tốn tổng hợp: giúp phó ban kế tốn tổ chức cơng tác kế tốn tại Tổng công ty, tổng hợp, điều chỉnh số liệu, lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Kế tốn bán hàng: kiểm tra số lƣợng nhập xuất tồn thành phẩm, kiểm tra số lƣợng, đơn giá của từng sản phẩm làm căn cứ xuất hoá đơn cho khách hàng, theo dõi tình hình doanh thu phát sinh tại đơn vị.

Kế toán ngân hàng: theo dõi các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, tiền gởi, nợ vay, ghi sổ các hoạt động phát sinh.

Kế toán tiền mặt: thực hiện quản lý tiền mặt tại Tổng công ty, theo dõi thu chi tiền mặt và ghi sổ kế toán các hoạt động liên quan đến tiền mặt.

Kế toán thanh tốn: theo dõi cơng nợ và ghi sổ các nghiệp vụ phải thu, phải trả.

Kế tốn XDCB, TSCĐ, CCDC: theo dõi tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, sửa chữa thƣờng xuyên; theo dõi tình hình giải ngân của dự án; ghi nhận và theo dõi tình hình biến động tài sản cố định, cơng cụ dụng cụ.

Kế tốn thuế, tiền lƣơng: thực hiện các báo cáo cho cơ quan thuế về các loại thuế phát sinh, theo dõi tiền lƣơng phát sinh tại đơn vị.

2.1.4.2. Vai trị kế tốn

Việc hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin ERP Oracle EBS đƣa vào hoạt động từ năm 2011 đã giúp cho Tổng cơng ty có thể kiểm sốt cơng việc quản lý tài

chính - kế tốn tập trung từ góc độ Tổng Công ty nhƣ: thống nhất hệ thống tài khoản kế tốn tồn Tổng cơng ty, kiểm sốt đóng sổ kế toán theo định kỳ (hàng tháng, hàng quý và hàng năm) tập trung theo quy định; thực hiện cơng tác báo cáo kế tốn quản trị phục vụ cho việc ra quyết định của Ban Tổng Giám đốc; quản lý ngân sách chi tiêu thực tế và nâng cao khả năng kiểm sốt cơng việc chun mơn từ Tổng Công ty.

- Thơng tin tài chính

Các báo cáo tài chính của Tổng cơng ty đƣợc trình bày theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam, phản ánh trung thực hợp lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Tổng cơng ty và đƣợc kiểm toán bởi cơng ty kiểm tốn Deloitte Việt Nam. Bên cạnh đó, cơng tác kiểm toán nội bộ của Tổng công ty ngày càng hồn thiện, đã kiểm tra kiểm tốn các hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra tính tuân thủ về thuế, hạch tốn kế tốn, tài chính ở văn phịng Tổng cơng ty và các đơn vị thành viên. Từ đó, nâng cao tính minh bạch của thơng tin tài chính, hỗ trợ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)