CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3 Tổng quan về hộ nông dân
2.3.3.3 Nhóm các yếu tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ
Kỹ thuật canh tác:
Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật cánh tác của từng vùng từng địa phƣơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ. Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau ở từng vùng và yêu cầu cây giống khác nhau nên cần có những kỹ thuật canh tác cho phù hợp nhầm tạo ra các điều kiện sinh thái thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, tăng tính chống chịu, khả năng tự đền bù và tạo điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển, tích lũy và lây lan của dịch hại.
Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ:
Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó tạo ra cây trồng vật ni có năng suất cao, chất lƣợng tốt. Thực tế cho thấy những hộ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trƣờng, dám đầu tƣ lớn và chấp nhận rủi ro thì thƣờng giàu lên rất nhanh. Nhờ có cơng nghệ mà các yếu tố sản xuất nhƣ lao động, đất đai, máy móc và thời tiết khí hậu kết hợp với nhau một cách thuận lợi hơn để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lƣợng với năng suất cao. Nhƣ vậy, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nơng nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nơng nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện đời sống của ngƣời lao động ở nông thôn.