6. Kết cấu của luận văn
1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng gây ra sự căng thẳng trong công việc:
1.3.2.1. Yếu tố về tổ chức:
Theo Cooper & Marshall, sự căng thẳng có thể là do các yếu tố nội tại của công việc, chẳng hạn nhƣ điều kiện làm việc nghèo nàn, tình trạng quá tải công việc hoặc áp lực thời gian. Thứ 2, thông thƣờng mỗi một cá nhân có đảm nhận một vai trò trong tổ chức, nhƣng khi họ cảm thấy mơ hồ giữa trách nhiệm và công việc, việc thiếu thông tin làm họ không rõ quyền hạn của họ trong cơng việc đó dẫn tới khơng thể thực hiện những kỳ vọng của bản thân, làm phát sinh ra những xung đột của cá nhân với cấp trên, cấp dƣới và đồng nghiệp. Yếu tố thứ ba là ảnh hƣởng của những điều không hợp lý, thiếu an tồn trong cơng việc và tham vọng phát triển công việc bị cản trở .
Rayner và Hoel (1997) đƣa ra giả thuyết rằng các mối quan hệ tại nơi làm việc nhƣ quan hệ với chủ, với đồng nghiệp, kể cả việc bị bắt nạt ở nơi làm việc có thể gây ra rất nhiều căng thẳng.
Ở cấp độ tổ chức, cấu trúc và hoàn cảnh làm việc, bao gồm cả mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định và tham gia vào chính sách của văn phịng có thể dẫn đến một bầu khơng khí làm việc căng thẳng.
Sheena cũng cho thấy nguyên nhân của sự căng thẳng trong công việc bao gồm các tác động của sự cân bằng công việc và cuộc sống, sự hài lịng cơng việc, mức độ kiểm soát và tự chủ tại nơi làm việc, và mức độ cam kết giữa cá nhân và tổ chức (Sheena 2005).
Vậy nguyên nhân gây căng thẳng từ công việc đƣợc xác định là do những thay đổi về thời gian làm việc (làm thêm giờ, tăng ca…), nơi làm không ổn định (công ty dễ phá sản, sáp nhập), yêu cầu công việc cao (tăng năng suất, giảm chi phí…), thiếu nhân lực hay phƣơng tiện, quá tải trong công việc, làm nhiều việc hay nhiều giờ… Môi trƣờng làm việc đơng ngƣời, ồn ào, nóng, khơng thống, nguy hiểm, khơng khí ơ nhiễm, tƣ thế gị bó… cũng dễ gây ra căng thẳng. Ngoài ra, phong cách quản lý thiếu sự tham gia của nhân viên trong việc ra quyết định, các bộ phận trong đơn vị không liên kết với nhau, thiếu những chính sách tạo sự thân mật trong đơn vị, không quan tâm, bất tài, chuyên quyền, kiêu căng, không thể tiếp cận, không thành thật, đe dọa… cũng là nguyên nhân gây căng thẳng do công việc.
Thăng tiến nghề nghiệp là vấn đề mà nhân viên quan tâm nhiều khi họ đã cống hiến cho tổ chức nhiều trong thời gian lâu dài. Võ Hƣng, Phạm Thị Bích Ngân (2009) đã cho rằng sự thăng tiến nghề nghiệp gây ra sự căng thẳng trong công việc khi nghề nghiệp không đƣợc thúc đẩy, các tham vọng của cá nhân ngƣời lao động không thể thực hiện và gây cho họ cảm giác hụt hẫng, thất vọng, mất tự tin. Schcermerhorn (2002) cũng cho rằng sự thăng tiến nghề nghiệp vừa là động lực, vừa gây Căng thẳng khi ngƣời lao động khơng đạt đƣợc nó trong điều kiện thời gian lâu dài.
Sự quá tải công việc là trạng thái con ngƣời cảm thấy không thống nhất giữa thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ với thời gian mà họ có (Zhou et al, 2014). Sự quá tải trong công việc xuất hiện khi cá nhân phải đảm nhiệm nhiều công việc , chịu áp lực về thời gian, thiếu những nguồn lực cần thiết để hoàn thành nhiệm
vụ, cam kết, trách nhiệm có liên quan đến nhiệm vụ cơng việc (Peterson et al, 1995; Sohail, 2014 ). Sự quá tải đƣợc nhắc đến ở nhiều nghên cứu về Căng thẳng nhƣ Roberts and Mphil (2014), Buys et al (2010), Badar (2011).
Theo cuộc khảo sát từ công ty Grant Thornton Quốc Tế năm 2010 cũng cho thấy rằng có mối quan hệ giữa mức độ căng thẳng và số ngày nghỉ cho mỗi cá nhân trong năm. Theo số liệu những nƣớc có mức căng thẳng ở mức độ cao trên thế giới đều là những nƣớc có số ngày nghỉ mỗi năm thuộc loại trung bình hoặc rất thấp.
Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách những quốc gia có mức độ căng thẳng cao (với 72% chủ doanh nghiệp có mức độ căng thẳng tăng trong năm 2009) tƣơng ứng với điều này là Việt Nam có số ngày nghỉ thấp nhất và theo số liệu thống kê chỉ là 7 ngày trong năm.
Hình 1.6. Mối quan hệ giữa mức độ căng thẳng và số ngày nghỉ mỗi năm của các nƣớc trên thế giới.
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh thƣờng niên Công ty nghiên cứu thị trƣờng, kế toán và kiểm toán Grant Thornton (IBR) 2010).
Trung Quốc và Mexicô cũng tƣơng tự nhƣ vậy. Và một sự tƣơng phản ở các nƣớc Bắc Âu nhƣ: Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan với số ngày nghỉ lên đến 22-24 ngày mỗi năm và là những nƣớc có mức độ căng thẳng thấp nhất thế giới.