Đối thủ cạnh tranh của MB Kỳ Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng quân đội chi nhánh sài gòn phòng giao dịch kỳ đồng giai đoạn 2016 2020 (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu của đề tài

2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm tín dụng cá nhân

2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh của MB Kỳ Đồng

Hoạt động kinh doanh chung của sản phẩm tín dụng cá nhân tại MB Kỳ Đồng đang trong tình hình cạnh tranh trên địa bàn với mức độ cạnh tranh gay gắt, một số ngân hàng như ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), Cơng thương Việt Nam (Vietinbank), Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Á Châu (ACB), Kỹ thương (Techcombank), Xuất nhập khẩu (Eximbank). Các đối thủ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng có thể là một yếu tố giảm lợi nhuận của ngân hàng. Họ đưa vào các năng lực sản xuất mới, công nghệ mới, sản phẩm mới và đưa ra các chính sách ưu đãi về lãi suất, về dịch vụ cung cấp với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Điều này làm tăng áp lực cạnh tranh kinh doanh đối với MB Kỳ Đồng.

Bảng 2. 13. Mạng lưới các ngân hàng tại khu vực xung quanh MB Kỳ Đồng

STT Tên Ngân hàng Mạng lưới hoạt động Tổng CN PGD/QTK/ĐGD ATM 1 ACB (Hội sở) 2 10 20 32 2 Sacombank (Hội sở) 2 4 18 24 3 MaritimeBank 1 0 2 3 4 TechcomBank 1 5 20 26 5 VIB 1 4 3 8 6 VietcomBank 4 15 22 41

Nguồn: Báo cáo kinh doanh MB Kỳ Đồng 2015

Trong bảng 2.13 cho biết số lượng của các ngân hàng khác xung quanh khu vực MB Kỳ Đồng. Tại khu vực này, ngân hàng có quy mơ lớn và chiếm số lượng điểm giao

dịch nhiều nhất là ngân hàng VietcomBank với 41 điểm giao dịch và quy mô 4.000 tỷ đồng. Các TCTD khác cũng có quy mơ và số lượng điểm giao dịch nhiều hơn MB Kỳ Đồng.

Các ngân hàng cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng giá cả, cạnh tranh bằng hệ thống phân phối là những chiến lược mà các NHTM trên địa bàn đang áp dụng để giành được thị phần của khách hàng.

Đối với các NHTM, để cạnh tranh bằng chất lượng phải xây dựng thật tốt chiến lược bằng công nghệ và chiến lược nguồn nhân lực bên cạnh với việc kết hợp chiến lược thị trường, chiến lược kinh doanh phù hợp. Chỉ có như vậy, các sản phẩm dịch vụ mà NHTM cung ứng mới đáp ứng đúng và đầy đủ, kịp thời nhu cầu từ phía khách hàng.

Giá cả chính là lãi suất và mức phí áp dụng cho các dịch vụ cung ứng cho các khách hàng của ngân hàng. Trong việc xác định mức lãi suất và phí, các NHTM ln phải đối mặt với những mâu thuẫn: nếu như NHTM quan tâm tới khả năng cạnh tranh để mở rộng thị phần, thì cần phải đưa ra các mức lãi suất và phí ưu đãi cho các khách hàng của mình; tuy nhiênđiều này sẽ làm giảm thu nhập của NHTM thậm chí có thể khiến ngân hàng bị thua lỗ.

Nếu NHTM chỉ chú trọng đến thu nhập thì phải đưa ra mức lãi suất và phí sao cho đáp ứng được mục tiêu tăng thu nhập. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến ngân hàng sẽ bị mất dần khách hàng, giảm thị phần trong kinh doanh, bởi suy cho cùng thì khách hàng ln quan tâm tới mục tiêu tối thượng trong kinh doanh trên thương trường làm tối đa hoá lợi nhuận, mà để đạt được điều đó thì cần tiết giảm các chi phí đầu vào. Điều này có nghĩa là cạnh tranh bằng giá cả đang trở thành một biện pháp nghèo nàn nhất, vì nó làm giảm bớt lợi nhuận tiêu thụ được của các NHTM. Xuất phát từ mâu thuẫn trên, việc định giá theo đúng ngang giá trị thị trường sẽ cho phép các NHTM giữ được khách hàng, duy trì và phát triển thị trường.

Trên thực tế, MB Kỳ Đồng là đơn vị mới thành lập, lượng khách hàng tới giao dịch vẫn chưa thường xuyên, do vậy việc vận dụng nhân tố giá để cạnh tranh chỉ phù hợp khi xâm nhập thị trường mới và để vận dụng tốt công cụ này, MB Kỳ Đồng

thường đưa ra mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất của các đối thủ nhằm lôi kéo khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

Lãi suất và phí là tín hiệu phản ánh tình hình biến động của thị trường, là thơng số qua đó các NHTM có thể nắm bắt được khả năng thanh toán của khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của các đối thủ trên thương trường.

Bảng 2. 14. So sánh lãi suất giữa các ngân hàng 6 tháng năm 2016

Đơn vị tính: %

Ngân hàng ACB Sacombank VietcomBank VietinBank MB Lãi suất 7,5 8,5 7,0 7,5 8,5

Biên độ 4,0 4,5 3,0 3,0 4,0

Lãi suất sau ưu đãi 11,5 11,5 10,0 10,5 11,2

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh MB Kỳ Đồng tháng 6 năm 2016)

Qua bảng 2.14, hiện lãi suất tại hệ thống MB đang cao hơn so với các ngân hàng hàng có quy mơ lớn như ViettinBank, VietcomBank và thấp hơn các ngân hàng có cùng quy mơ như ACB, Sacombank. Điều này giúp MB định hướng được các phân khúc thị trường cần phát triển.

Hiện nay một số chính sách cạnh tranh của các ngân hàng trong cùng địa bàn như: đối với sản phẩm cho vay ô tô: lãi suất trên thị trường không chênh lệch nhiều, cạnh tranh mức hoa hồng cao và dịch vụ nhanh: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng, ngân hàng TMCP Tiên Phong, ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VPBank)có hoa hồng từ 0,7% – 0,9% trong khi đó tại MB Kỳ Đồng chỉ có 0,3%. VPBank có chính sách lãi suất dành riêng cho khách hàng mua sản phẩm của Novaland: 7,9% trong 6 tháng biên độ 3,3%, lãi suất sau ưu đãi khoảng 10,0%/năm. Trong khi đó lãi suất tại MB Kỳ Đồng 6 tháng biên độ lên đến 3,5% và lãi suất sau ưu đãi là 11,5%/năm. Techcombank có chính sách lãi suất dành riêng cho đối tác của tập đoàn Vingroup: 7,56% trong 6 tháng, biên độ 3,99%, lãi suất sau ưu đãi khoảng 11,0%/năm. ACB áp dụng lãi suất cho vay SXKD cố định 12 tháng: 9,0% – 9,5%/năm và tại MB Kỳ Đồng đang là 10,5%/năm.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quy mơ của MB Kỳ Đồng so với các chi nhánh của ngân hàng khác trong địa bàn là nhỏ hơn, kinh phí hoạt động cịn ít

nên việc hỗ trợ điều chỉnh lãi suất cho khách hàng thường là rất khó. Tồn hệ thống MB chỉ mới tập trung vào mảng bán lẻ các sản phẩm tín dụng cá nhân trong giai đoạn gần đây, do vậy việc thiết kế các sản phẩm và mức lãi suất chưa mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

Ngoài chênh lệch về lãi suất, các ngân hàng khác cịn rất nhiều chương trình tri ân khách hàng gửi tiết kiệm và vay vốn. Các chương trình này được tổ chức định kỳ, thường thì mỗi quý tổ chức một lần hay các ngày lễ lớn như tại VietcomBank hay BIDV, tuy nhiên tại MB Kỳ Đồng, hiện tại việc tri ân khách hàng chỉ có vào dịp cuối năm. Do vậy lượng giao dịch của dân cư vùng lân cận tại MB Kỳ Đồng chưa được cao. Kinh phí để tri ân cho mỗi đợt chăm sóc khách hàng là rất lớn, trong khi ngân sách phân bổ của hệ thống MB dành cho MB Kỳ Đồng là hạn hẹp. Điều này khiến MB Kỳ Đồng rơi vào tình trạng có nguồn khách hàng nhưng việc khai thác và cạnh trạnh rất yếu.

Sau khi kết thúc và hoàn thành tốt chiến lược giai đoạn 2013-2015, năm 2016 sẽ là năm đầu tiên trong giai đoạn phát triển tiếp theo của MB Kỳ Đồng. Năm 2016 và các năm tiếp theo Ban lãnh đạo MB Kỳ Đồng xác định ba áp lực của MB là: Cạnh tranh ngày càng mạnh trong ngành ngân hàng; Mục tiêu kinh doanh năm 2016 cao hơn các năm trước và nguy cơ tụt hậu. Để đảm bảo tiếp tục nằm trong những đơn vị có thành tích về lợi nhuận và hiệu quả, MB Kỳ Đồng cần có chiến lược, chiến thuật mới và quyết tâm cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng quân đội chi nhánh sài gòn phòng giao dịch kỳ đồng giai đoạn 2016 2020 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)