Sự tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến động lực làm việc của công nhân viên trường hợp các trường đại học TP HCM (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊNCỨU

2.3 Mơ hình nghiêncứu đề xuất

2.3.7 Sự tham gia

Theo Bulent & Adnan (2009): Sự tham gia là việc cung cấp điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành viên của tổ chức trong việc ra quyết định và đưa ra những ý tưởng khác nhau hoặc đề nghị.

Theo Schein (1992), sự tham gia của người lao động được coi là yếu tố quan trọng để thiết lập mục tiêu tổ chức. Theo lý thuyết thiết lập mục tiêu, sự tham gia của các nhân viên có thể làm tăng sự chấp thuận các mục tiêu của tổ chức. Theo Zairi (1999), sự tham gia của nhân viên một thuộc tính quan trọng, có tác động tích

cực đến hiệu quả chung của tổ chức. Ơng cũng nói rằng sự tham gia có liên quan đến việc giao nhiệm vụ theo trách nhiệm của từng các cá nhân. Sự tham gia của nhân viên đóng góp thêm nhiều ý tưởng cho việc thiết lập các kế hoạch của tổ chức, xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng nhân viên.

Sherry Arnstein (1969) mơ tả q trình tham gia của tập thể như là một chiếc thang với bảy bước:

 Sự vận động

 Liệu pháp: chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia. Giả sử kế hoạch kiến nghị là tốt nhất và phải giành được sự ủng hộ từ tập thể thông qua quan hệ công chúng.

 Cung cấp thông tin. Đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà khơng có phản hồi.

 Tham vấn. Khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp khu dân cư và tham khảo ý kiến tập thể. Thường lại chỉ là những nghi thức.

 Động viên. Bầu những thành viên xứng đáng vào ủy ban.

 Hợp tác. Dàn xếp để phân phối lại quyền lực giữa công dân và nhà cầm quyền. Cả hai đều phải có trách nhiệm trong lên kế hoạch và ra quyết định.

 Ủy quyền. Các cơng dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định. Quần chúng đã có thể chịu trách nhiệm.

 Tất cả các nhân viên đều được tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định,

được tổ chức tạo điều kiện làm việc tốt, tạo sự yêu thích trong công việc, nhân viên luôn sẵn sàng làm tốt cơng việc của mình.

Dựa trên giả thuyết nghiên cứu của (Romualdas Ginevičius & Vida Vaitkūnaite 2006) tác giả đề xuất giả thuyết:

H7: Sự tham gia có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của công nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến động lực làm việc của công nhân viên trường hợp các trường đại học TP HCM (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)