Kết quả chính và đóng góp về mặt lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến động lực làm việc của công nhân viên trường hợp các trường đại học TP HCM (Trang 92 - 94)

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ

5.1 Kết quả chính và đóng góp về mặt lý thuyết

Thơng qua nghiên cứu lý thuyết về văn hóa tổ chức và thảo luận nhóm tác giả đã đề xuất 9 yếu tố văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động là: thỏa mãn nhu cầu người học, khả năng thích nghi, học hỏi, hệ thống khen thưởng khuyến khích, giao tiếp/truyền thơng, thực hiện công việc, truyền tải thông tin, hệ thống kiểm soát và sự gắn kết. Tiếp theo tác giả xây dựng thang đo để đo lường động lực làm việc gồm 47 biến trên cơ sở tham khảo và điều chỉnh thang đo từ cơng trình nghiên cứu của Romualdas Ginevičius & Vida Vaitkūnaite (2006).

Với việc nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức tác giả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định các giả thuyết đã đặt ra ANOVA. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy trong 9 yếu tố văn hóa tổ chức được đưa vào mơ hình thì có 8 yếu tố văn hóa tổ chức có tác động dương đến động lực làm viêc của người lao động là: thỏa mãn nhu cầu người học, học hỏi, hệ thống khen thưởng khuyến khích, giao tiếp/truyền thơng, thực hiện cơng việc, truyền tải thông tin, hệ thống kiểm soát và sự gắn kết. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố khả năng thích nghi khơng có ý nghĩa thống kê đối với động lực làm việc. Kết quả phân tích hồi quy cho ta thấy yếu tố hệ thống kiểm sốt có ảnh hưởng mạnh nhất đến động lực làm việc ( = 0.163), kế đến là các yếu tố giao tiếp/truyền thông ( = 0.156), hệ thống khen thưởng khuyến khích ( = 0.152), thực hiện công việc ( = 0.137), học hỏi ( = 0.137), sự gắn kết ( =0.124), truyền tải thông tin ( = 0.123), thỏa mãn nhu cầu người học ( =0.113).

các yếu tố đưa vào mơ hình giải thích được 60.4% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Các kết quả trên cho ta thấy mơ hình và thang đo đề ra là khá phù hợp và có giá trị trong việc đo lường cường độ tác động đến động lực làm việc của người lao động. Điều này cho thấy các giả thuyết đã đề ra từ mơ hình nghiên cứu ban đầu là phù hợp.

5.2 Hàm ý cho nhà quản trị

Thông qua nghiên cứu này, các trường đại học có thể hiểu rõ hơn về tác động của văn hóa tổ chức đến động lực làm việc của cơng nhân viên, từ đó sẽ xây dựng được chính sách văn hóa tổ chức phù hợp cho tổ chức của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Kết quả nghiên cứu cho ta thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình động lực làm việc giữa cán bộ quản lý và giảng viên, cụ thể giá trị trung bình động lực làm việc của cán bộ quản lý cao hơn giảng viên, do đó khi xây dựng văn hóa tổ chức, các trường đại học cần xem xét việc xây dựng riêng cho từng đối tượng và đặc biệt cần có sự quan tâm tới đối tượng cán bộ quản lý.

5.2.1 Hệ thống kiểm soát

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống kiểm sốt có ảnh hưởng nhiều nhất đến động lực làm việc của người lao động ( = 0.163). Việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ với các quy chế quy định rõ ràng chi tiết là tiêu chí mà các tổ chức đưa ra để thực hiện việc quản lý tại đơn vị mình. Vai trị của các nhà quản lý cấp trên đối với người lao động là hết sức quan trọng, với vai trị là người lãnh đạo ln theo sát hoạt động của nhân viên, có sự hỗ trợ kịp thời và có sự đánh giá cao về kết quả công việc sẽ giúp người lao động cảm thấy yên tâm hơn trong việc thực hiện cơng việc chun mơn và có nhiều động lực để đóng góp cho tổ chức. Để cải thiện hệ thống kiểm soát tại mỗi đơn vị để sao cho tạo được nhiều hiệu quả trong công tác quản lý, các nhà quản trị tổ chức có thể thực hiện một số nội dung sau:

- Xây dựng những quy định và tiêu chuẩn rõ ràng cụ thể, cơng bố cơng khai cho tồn thể người lao động được biết. Ngoài việc xây dựng những quy định mang

tính chất chung cho tổ chức thì đối với mỗi phịng ban cũng cần có những quy định cụ thể để áp dụng tùy theo tình hình thực tế tại đơn vị mình. Khi ban hành các quy định mới cần ghi nhận đóng góp phản hồi của người lao động trước khi công bố, sau khi đã cơng bố chính thức thì các tiêu chuẩn quy định này cần được phổ biến rộng rãi, hướng dẫn chi tiết cho người lao động thực hiện. Các nhà quản lý cấp trên cần có kiến thức chun mơn tốt, am hiểu rõ các quy định của tổ chức để giám sát việc thực hiện các quy định trong tổ chức của cấp dưới. Quản lý phải đủ năng lực lãnh đạo và quản lý nhân viên, cụ thể trong việc triển khai các công việc, giám sát hỗ trợ nhân viên trong hoạt động, quan tâm tới mong muốn nguyện vọng của nhân viên.

- Xậy dựng mơ hình thanh tra nhân dân là kênh giám sát toàn bộ hoạt động trong tổ chức, giám sát hoạt động từ cấp lãnh đạo tới nhân viên giúp cho tổ chức hoạt động ổn định. Là một kênh thông tin truyền đạt từ lãnh đạo đến người lao động cũng như ghi nhận nguyện vọng thắc mắc của người lao động để kịp thời giải đáp hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến động lực làm việc của công nhân viên trường hợp các trường đại học TP HCM (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)