CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ
5.2.3 Hệ thống khen thưởng khuyến khích
Kế đến, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hệ thống khen thưởng khuyến khích cũng có ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc của người lao động ( = 0.152). Lương thưởng là thước đo giá trị lao động, do đó để nâng cao năng suất lao động và cải thiện kết quả công việc, bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải xây dựng một chính sách lương thưởng phù hợp quy định nhà nước, cơng bằng và có tính cạnh tranh cao, từ đó sẽ giúp tổ chức sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện tại đồng thời cũng kích thích người lao động gắn bó lâu dài với tổ chức.
- Ngoài hệ thống lương theo quy định của nhà nước, các tổ chức trường đại học cần có những chính sách khen thưởng phúc lợi hướng tới đối tượng người lao động để khuyến kích động viên người lao động trong quá trình cơng tác, đó là một phương pháp nhằm giữ chân và thu hút nhiều nhân tài phục vụ cho tổ chức. Tổ chức cần xây dựng một chính sách khen thưởng với bộ tiêu chí rõ ràng mình bạch, các nội dung được chuẩn hóa theo thang điểm số để thuận tiện trong việc tính tốn và tạo sự cơng bằng cho tồn thể cán bộ viên chức. Khuyến khích thưởng cho các cá nhân đặt nhiều thành tích được cơng nhận, những sáng kiến nâng cao chất lượng giảng dạy đào tạo, khuyến khích và khen thưởng các hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ viên chức giảng viên.
- Ngoài ra, tổ chức sau khi đã hoàn thành các khoản phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…tùy thuộc vào điều kiện của tổ chức có thể nghiên cứu việc mua các gói bảo hiểm sức khỏe tự nguyện cho người lao động trong tổ chức để đem lại sự an tâm và niềm tin của người lao động vào tổ chức, cán bộ viên chức cảm thấy được quan tâm và an toàn khi làm việc, mỗi cá nhân được hỗ trợ kịp thời
các cơng việc được giao phó.
Khi có tâm lý phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức, người lao động sẽ có động lực trong cơng việc, cơng việc vì thế sẽ được thực hiện tốt hơn, khơng khí lao động hang say hơn và đem đến nhiều kết quả tích cực lạc quan cho tổ chức.