CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
3.8. Phương trình hồi quy tuyến tính dự kiến
Trên cơ sở thang đo các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đã hiệu chỉnh có ảnh hưởng đến động lực của người lao động, ta có phương trình hồi quy tuyến tính dự kiến như sau:
Y: Động lực làm việc của người lao động X1: Thỏa mãn nhu cầu người học
X2: Khả năng thích nghi X3: Học hỏi
X4: Hệ thống khen thưởng và khuyến khích X5: Giao tiếp/truyền thông
X6: Thực hiện công việc X7: Truyền tải thơng tin X8: Hệ thống kiểm sốt X9: Sự gắn kết
Y= β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4 + β5X5 +β6X6 + β7X7 +β8X8 + β9X9 + ɛ
Như vậy phương trình hồi quy có 9 biến độc lập ( X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9) và một biến phụ thuộc Y.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng để xây dựng và điều chỉnh các thang đo. Nghiên cứu được thực hiện thơng qua nghiên cứu sơ bộ (định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua phương pháp thảo luận nhóm cùng với 2 nhóm Cán bộ quản lý, giảng viên làm việc tại các trường Đại học. Phương pháp thảo luận nhóm nhằm khám phá các yếu tố và đánh giá lại các thang của Romualdas
Ginevičius & Vida Vaitkūnaite (2006) và các thang đo mới được nêu ra trong qua trình thảo luận nhóm. Sau khi thảo luận nhóm, tác giả xây dựng bảng khảo sát sơ bộ và thực hiện khảo sát thử 100 cán bộ viên chức làm việc tại các trường Đại học ở Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm để kiểm định lại độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Kết quả sau khi đánh giá sơ bộ, thang đo chính thức bao gồm 47 biến quan sát với 10 khái niệm nghiên cứu.
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU