Nghiêncứu định tính chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến động lực làm việc của công nhân viên trường hợp các trường đại học TP HCM (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

3.7. Nghiêncứu định tính chính thức

Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ ở trên, chúng ta đã xây dựng được thang đo chính thức do đó bước tiếp theo chũng ta tiến hành nghiêncứu chính thức. Trong nghiên cứu chính thức tác giả tiến hành thu thập dữ liệu chính thức và tiến hành kiểm định đơ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy.

3.7.1. Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập thông qua bảng khảo sát được thiết kế sẵn. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng là bảng câu hỏi chi tiết với các câu hỏi đóng và các câu trả lời được đo lường theo cấp đ thang đo rõ ràng. Một bảng câu hỏi tốt sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập được dữ liệu cần thiết với độ tin cậy cao.

Ngoài ra theo Ranjit Kumar (2005) thì việc sử dụng bảng câu hỏi giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực cho nhà nghiên vì sử dụng bảng câu hỏi có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bảng câu hỏi gồm 3 phần chính:

- Phần mở đầu: Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của cơng trình nghiên cứu cho đối tượng khảo sát nắm rõ. Điều này giúp người được khảo sát hoàn thành bảng khảo sát có trách nhiệm và dữ liệu thu thập được có giá trị hơn

- Phần thơng tin khác: thu thập các thơng tin về giới tính, độ tuổi, trình độ và vị trí cơng việc của đối tượng khảo sát.

Bảng câu hỏi sau khi được thiết kế sẽ được gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu này sẽ dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn thu được thơng tin cân thiết cho việc nghiên cứu.

3.7.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu. Dữ liệu sau khi được thi thập sẽ được xử lý qua các giai đoạn sau:

1. Mã hóa và làm sạch dữ liệu

2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Anpha 3. Kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần bằng phân tích nhân tố 4. Kiểm định các giả thuyết của mơ hình và độ phù hợp tổng thể. Các phân tích được sử dụng:

a) Phân tích mơ tả: nhằm mơ tả các thuộc tính của mẫu khảo sát về giới tính, độ

tuổi, trình độ học vấn, vị trí cơng việc.

b) Kiểm định độ tin cậy của thang đo:

Phân tích hệ số Cronbach Anpha để kiểm tra độ tin cậy của các biến đo lường động lực làm việc.

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì thang đo có hệ số Cronbach Anpha từ 0.7 trở lên là thang đo lường tốt. Ngoài ra, đối với các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 cũng sẽ bị loại khỏi thang đo. (Nunnally và Bernstein, 1994).

c) Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đã loại các biến quan sát không phù hợp, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo các biến độc lập, và thang đo các biến phụ thuộc nhằm xem xét số lượng nhân tố trích có phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo, trọng số nhân tố và tổng phương sai trích. Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) như sau:

 Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) >= 0.5

 Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett <= 0.05

 Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.4 nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.4 sẽ bị loại.

 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >= 50%

d) Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết

Sau khi đánh giá giá trị thang đo bằng EFA, tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định được cường độ tác động của từng nhân tố của thang đo văn hóa lên động lực làm việc của người lao động, một số thông số mà nhà nghiên cứu cần quan tâm:

Sử dụng hệ số tương quan (r) để kiểm định sự tương quan giữa văn hóa tổ chức và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Giá trị r thuộc khoảng [-1;1], nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến, r = 0 thể hiện 2 biến khơng có tương quan tuyến tính.

Sử dụng giá trị sig của hệ số tương quan để đánh giá tính chặt chẽ của mối tương quan giữa 2 biến. Nếu sig <= 5% thể hiện 2 biến tương quan khá chặt chẽ, nếu sig <= 1% thể hiện 2 biến tương quan rất chặt chẽ.

Hệ số R2 điều chỉnh để xác định mức độ phù hợp của mơ hình, sử dụng kiểm định F để xác định khả năng khái qt của mơ hình cho tổng thể, sử dụng kiểm định T để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Chỉ số phóng đại phương sai VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Trong thực tế, nếu VIF > 2 thì cần cẩn thận trong diễn giải các trọng số hồi qui (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa tổ chức đến động lực làm việc của công nhân viên trường hợp các trường đại học TP HCM (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)