MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ tới trường của học sinh THCS và THPT đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ GIÁO DỤC

2.3.1. Lý thuyết mẫu về đầu tư chất xám

Lý thuyết mẫu về đầu tư chất xám được phát triển ban đầu bởi Ben-Porath (1967) và Becker (1964). Lý thuyết này phát biểu rằng cá nhân sẽ so sánh giữa lợi ích có được và chi phí bỏ ra của việc tiếp tục học. Nếu lợi ích biên của việc tiếp tục học lớn hơn chi phí biên thì cá nhân sẽ tiếp tục học. Hạn chế của lý thuyết này là ở giả thuyết cá nhân khơng bị ràng buộc gì cả khi ra quyết định đầu tư. Giả thuyết này không đúng trong thực tế, đặc biệt là đối với vấn đề đầu tư giáo dục cho con em của hộ gia đình, khi mà quyết định bỏ học khơng đơn giản chỉ là quyết định của cá nhân các em học sinh và hộ gia đình khơng phải ln ln dồi dào tiền bạc cho các em đi học. Trẻ không tự quyết định mà phần lớn là do cha mẹ quyết định. Lý thuyết về việc ra quyết định đầu tư giáo dục cho con em của hộ gia đình loại bỏ giả thuyết ở trên và chấp nhận tồn tại một mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, trong đó cha mẹ đóng vai trị là người ra quyết định và con cái là người phải nghe theo. Theo cái nhìn của cha mẹ việc học của con cái vừa là hàng hóa tiêu dùng, vừa là hàng hóa đầu tư. Là hàng hóa tiêu dùng vì cha mẹ hài lòng khi trẻ được giáo dục tốt. Là hàng hóa đầu tư vì cha mẹ mong muốn nhận được hỗ trợ từ con cái họ sau này.

2.3.2. Mơ hình về quyết định đầu tư giáo dục của hộ gia đình

Mơ hình này được trình bày trong bài nghiên cứu của Glick và Sahn (1998) và được thảo luận chi tiết trong nghiên cứu của Võ Trí Thành và Trịnh Quang Long (2005). Mơ hình này được xây dựng trên giả thuyết các hộ gia đình là hộ gia đình nhất thể. Điều này có nghĩa là sở thích của cha, mẹ trong hộ gia đình được giả định là đồng nhất. Nếu có sự khác nhau thì họ được giả định là hành động theo hướng sao cho hàm dụng ích chung của họ là tối ưu.

Giả sử một hộ gia đình bao gồm một cha, một mẹ và N con, trong đó N con được chia ra thành m con gái và n con trai. Vòng đời của cha mẹ được chia ra thành hai giai đoạn. Họ làm việc và sinh con trong giai đoạn thứ nhất, nghỉ hưu trong giai đoạn thứ hai. Trong giai đoạn thứ nhất, thu nhập từ việc làm, sau khi đã trừ đi một phần đầu tư giáo dục cho con, được xem như là chi tiêu hộ gia đình. Trong giai

đoạn thứ hai, chi tiêu của cha mẹ phụ thuộc vào số tiền mà con cái gửi về, và số tiền này lại tùy thuộc vào mức độ giáo dục mà con cái họ đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Như vậy, có một sự đánh đổi trong việc ra quyết định đầu tư giáo dục cho con cái giữa một bên là chi tiêu trong giai đoạn thứ nhất và một bên là chi tiêu cộng với sự giàu có của con cái trong giai đoạn thứ hai.

Ý nghĩa của mơ hình là mức lương của cha mẹ trên thị trường lao động, thu nhập ngồi việc làm, chi phí giáo dục, vốn học của cha mẹ, đặc tính của trẻ, và các yếu tố về đặc tính hộ gia đình, làng xã, vùng miền có ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư giáo dục cho con cái của các bậc cha mẹ. Các yếu tố này có thể phân ra thành 4 nhóm: nhóm các đặc tính của trẻ, nhóm các đặc tính của hộ gia đình, nhóm các đặc tính của trường học và nhóm các đặc tính vùng miền. Bốn nhóm các đặc tính này có ảnh hưởng đến quyết định bỏ học của trẻ.

2.3.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa di cư lao động với giáo dục

Trong lý thuyết kinh tế mới của di cư lao động (NELM) thì việc quyết định di cư của một cá nhân thường không được thực hiện bởi cá nhân độc lập đó mà thường là quyết định của cả một tập thể. Quyết định từ tập thể cho việc di chuyển của một cá nhân nhằm tối đa hóa thu nhập dự kiến của việc di cư, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, và giúp đỡ các hộ gia đình vượt qua thất bại thị trường, chẳng hạn như thị trường tín dụng, bảo hiểm, thị trường lao động, v.v (Taylor, 1999). Hộ gia đình có người di cư kì vọng về những khoản tiền gởi từ những người di cư sẽ hỗ trợ họ trong trang trải cuộc sống, đặc biệt là lúc kinh tế của họ hay địa phương gặp khó khăn. Do đó, trong khn khổ lý thuyết này, cũng mong đợi rằng trẻ em sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ sự di cư của một thành viên trong gia đình thơng qua chi tiêu trong giáo dục, dinh dưỡng, y tế, nhà ở và đời sống vật chất. Như vậy quyết định di cư của cha hoặc mẹ hoặc cả hai di cư để đi làm việc và con cái họ vẫn ở lại, có thể làm cho cuộc sống gia đình của họ tốt hơn khi họ gửi tiền về cho gia đình, hoặc là kết quả của tối đa hóa lợi ích gia đình có thể được đưa vào và xem xét những rủi ro của việc di chuyển đến nơi làm việc (Funkhouser, 1995).

2.3.4. Lý thuyết về mối quan hệ của di cư với lao động trẻ em

Như đã đề cập ở phần tác động của di cư đến vấn đề đầu tư cho giáo dục thì chính việc di cư có thể làm thay đổi kết quả học tập và di cư cũng ảnh hưởng đến hoạt động lao động ở trẻ em thì phần này bài nghiên cứu sẽ trình bày rõ hơn về tác động này.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng di cư ảnh hưởng đến tình trạng lao động của trẻ em ở hai góc độ là lao động vì tiền lương bên ngồi và lao động bên trong gia đình (đó là các công việc nội bộ liên quan đến các hoạt động kinh tế trong gia đình như tự sản xuất nơng nghiệp, thủy sản, phi nơng nghiệp v.v). Ví dụ: Rossi (2008) cho thấy rằng tác động của di cư đến các hoạt động kinh tế của trẻ em ở lại thay đổi tùy vào công việc đứa trẻ làm việc trong hoặc ngồi hộ gia đình.

Trẻ em ở những gia đình có người di cư có thể làm những cơng việc trong một hộ gia đình nhiều hơn. Thứ nhất, những đứa trẻ này có thể phải làm việc để thay thế cho những người đi di cư lao động đã vắng mặt. Thứ hai, tiền gửi nếu được sử dụng để tài trợ cho đầu tư sản xuất như đất đai, thiết bị thì hộ có thể thiếu lao động và có thể buộc trẻ em phải làm việc nhiều hơn với khoản tài trợ từ kiều hối đó.

Đối với các hoạt động lao động kiếm tiền bên ngồi gia đình thì thu nhập của hộ gia đình được kì vọng tăng lên từ các khoản tiền gửi từ những người di cư lao động sẽ tác động vào việc giảm lao động bên ngồi hộ gia đình của trẻ em.

Do đó, tác động tổng thể của di cư đến các hoạt động kinh tế của trẻ em phụ thuộc vào phân chia lao động trong gia đình và loại hiệu ứng mà loại hình lao động chiếm ưu thế. Như vậy, tác động của di cư đến lao động của trẻ em là hỗn hợp phụ thuộc nhiều yếu tố như là độ tuổi của trẻ, giới tính của trẻ em, cũng như vào việc hộ gia đình ở khu nơng thơn hay thành thị, v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ tới trường của học sinh THCS và THPT đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)