Thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ tới trường của học sinh THCS và THPT đồng bằng sông cửu long (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ ĐBSCL

4.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI Ở ĐBSCL

4.1.3. Thành phần dân tộc

ĐBSCL là vùng đất hội cư của nhiều tộc người, trong đó chủ yếu là người Việt (90%), người Khơme (6%), người Hoa (2%), còn lại là người Chăm. Họ cùng chung sống và phát triển các loại hình hoạt động kinh tế. Trong quá trình sinh sống, làm ăn, hành trang mang theo của cư dân là những vốn truyền thống từ làng quê, đất tổ đã thẩm thấu lẫn nhau tạo nên một nét mới để thích nghi, phù hợp với vùng sinh thái tự nhiên và xã hội.

ĐBSCL có kênh rạch chằng chịt, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu hiền hịa, ít bão tố, một năm có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Khi những cư dân người Việt đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, thì nơi đây cịn là những cánh rừng hoang bạt ngàn, với đủ loại thú dữ, bệnh tật và nhiều nguy hiểm, địi hỏi con người phải có lịng dũng cảm, năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau mới có thể chế ngự và làm chủ được tự nhiên hoang sơ và khắc nghiệt. Chính điều này đã tạo nên cho con người cuộc sống hịa mình với thiên nhiên (có lối sống phóng khống tự do). Nơi đây cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với những thủy hải sản phong phú, phù sa tạo nên những miệt vườn với những trái cây trĩu cành, vùng lúa phì nhiêu ban tặng sự trù phú cho cuộc sống của những cư dân đến từ muôn nơi. Vùng đất mầu mỡ này đã bao dung cho cuộc sống của con người. Con người cũng giang tay đón nhận sự ban phát sự hào phóng thiên nhiên. Chính đất đai, xứ sở đã tạo ra tính cách con người vùng sơng nước này: hào phóng. Hào phóng vì thiên nhiên đã ưu đãi cho con người. Họ khơng phải khó khăn, vất vả cho sự mưu sinh nên mọi thứ cứ mộc mạc, giản dị như cái vốn có của tự nhiên, định hình lối sống phóng khống, tự do, hào hiệp, khơng lo xa, khơng cần tiết kiệm, khơng tích cốc phịng cơ, đơi khi có phần dễ dãi như một tính cách đặc trưng của họ, nhưng đồng thời lại tạo nên lối sống mất căn cơ, khơng lo xa, thậm chí trở thành thiếu tính

kế hoạch trong cơng việc làm ăn. Đây cũng là tính cách khá đặc biệt của người dân vùng sơng nước Cửu Long, được hình thành từ đặc điểm sinh thái của vùng đất này, góp phần cho sự định hướng cũng như phương pháp tư duy, xúc cảm, thẩm mỹ của họ.

Các cư dân người Việt, người Khơme, người Hoa, người Chăm... đều không phải là người dân bản địa. Những gì ban đầu họ mang theo đến vùng đất này để “mở cõi” là những vốn sống, hành trang văn hóa vật chất và tinh thần trong huyết quản, tiềm thức và để thích ứng với điều kiện tự nhiên của vùng đất mới, cho nên họ đã bao dung lẫn nhau, cùng hòa đồng, thân thiện, làm ăn, sinh sống. Chính vì vậy một tổng thể của các sắc thái văn hóa và tơn giáo cùng tồn tại, cùng chung sống, cùng phát triển trong sự tôn trọng lẫn nhau đã làm nên nét văn hóa đặt trưng của vùng ĐBSCL, đó là đa tơn giáo, đa dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ tới trường của học sinh THCS và THPT đồng bằng sông cửu long (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)