CHƯƠNG 3 : MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1 Diễn giải các biến trong mơ hình
Tên biến Diễn giải Dấu kỳvọng
Y: Tỷ lệ đến trường của trẻ em THCS&THPT
Số trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến 18 còn đi học trong từng hộ/tổng số trẻ em trong độ tuổi này trong từng hộ gia đình
X1: Chính sách miễn, giảm học phí
Là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu hộ gia đình được miễn, giảm học phí, nhận giá trị 0 nếu hộ gia đình khơng được.
Giá trị được lấy từ mục 8 câu 2c trong VHLSS 2012
(+)
X2: Giới tính của trẻ em khảo sát
Là biến giả, biến này nhận giá trị 1 là nam và 0 là nữ.
(+)
X3: Trình độ học vấn của chủ hộ
Là số năm đi học của chủ hộ (đã qui đổi ra hệ số 12 năm như hiện hành)
(+)
X4: Cơng việc chính của chủ hộ
2 biến giả: (1-có; 0-khơng)
1. Làm nơng nghiệp & làm công ăn lương 2. Làm nông nghiệp & phi nơng nghiệp
(+) (+)
X5:: thu nhập bình quân đầu người/tháng
Là thu nhập bình quân hàng tháng chia theo đầu người của hộ gia đình (triệu đồng).
(+)
X6: Tỷ lệ phụ thuộc
Số thành viên khơng có việc làm/Tổng số lượng thành viên trong gia đình
(-)
X7: Khu vực sống Là biến giả, nếu cá nhân sống ở nông thôn biến này nhận giá trị 0, cá nhân sống ở thành thị biến này nhận giá trị 1.
(+)
X8: Giới tính của chủ hộ
Biến này là biến giả, nếu chủ hộ là nam thì nhận giá trị 1, nếu chủ hộ là nữ thì nhận giá trị 0.
(+)
X9: Tình trạng
hơn nhân của chủ hộ
Là biến giả, chủ hộ đang sống với vợ hoặc chồng thì nhận giá trị 1, các trường hợp cịn lại có giá trị 0
(+)
X10: Dân tộc Là biến giả, nếu dân tộc kinh là 1 và các dân tộc khác là 0
(+)
Chính sách miễn, giảm học phí (X1): là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu
cá nhân được hưởng chính sách này, nhận giá trị 0 nếu cá nhân không được hưởng. Những cá nhân được miễn, giảm học phí thì họ sẽ có động lực học nhiều hơn vì có thể tiết kiệm chi phí của gia đình hơn so với những cá nhân không được miễn giảm,
biến giả này được kỳ vọng có tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005), nếu cá nhân được miễn giảm nhiều hơn sẽ có tỷ lệ đến trường cao hơn những cá nhân không nhận được miễn giảm. Tuy nhiên ở đồng bằng sơng Cửu Long thì khơng hẳn là nhận được miễn giảm sẽ có tỷ lệ đến trường cao vì những cá nhân được miễn giảm chủ yếu là những người nghèo, dân tộc thiểu số nên dù được miễn giảm nhưng họ vẫn phải nghỉ học sớm vì khơng đủ chi phí học tiếp. Vì thế có thể cá nhân được miễn giảm có thể có tỷ lệ đến trường thấp hơn những cá nhân khơng được miễn giảm.
Giới tính của trẻ em (X2): là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu là nam và
nhận giá trị 0 nếu là nữ. Biến này được kỳ vọng tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004; Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005). Theo quan niệm và phong tục thì nam sẽ học nhiều hơn nữ, nguyên nhân là vì nam được cho là trụ cột và người tạo ra thu nhập chính trong gia đình nên nam sẽ được gia đình cho đi học nhiều hơn.
Trình độ học vấn của chủ hộ (X3): là số năm học của chủ hộ đã được
chuyển đổi sang hệ 12 năm. Biến này được kỳ vọng có tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004). Nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao thì sẽ nhận thức được vai trị và lợi ích của giáo dục nên sẽ tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình được học nhiều hơn. Vì thế khi trình độ học vấn của chủ hộ càng cao đồng nghĩa với trình độ học vấn của những thành viên cịn lại trong gia đình cũng cao.
Cơng việc chính của chủ hộ (X4): bao gồm các công việc về nông nghiệp,
phi nông nghiệp và làm cơng ăn lương. Biến này có 2 biến giả. Biến giả thứ 1 là biến “Làm nông nghiệp & làm công ăn lương”, biến giả thứ 2 là biến “Làm nông nghiệp & phi nông nghiệp”. hai biến này nhận giá trị 1 là có và 0 là khơng. Hai biến này được kỳ vọng tương quan dương (Davis ,2003). Khi cơng việc chính của chủ hộ ổn định sẽ tạo nguồn thu nhập cho gia đình gia tăng, từ đó tỷ lệ đến trường cũng tăng lên.
Thu nhập bình quân của gia đình (X5): là tổng số tiền nhận được bình
hộ. Nếu thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình cao thì hộ gia đình đó sẽ có điều kiện vật chất tốt cho việc đi học của các thành viên trong gia đình. Biến này kỳ vọng tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005), nếu thu nhập bình quân của gia đình cao sẽ làm tăng trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình.
Tỷ lệ phụ thuộc (X6): là số thành viên khơng có việc làm trên tổng số lượng
thành viên trong gia đình. Biến này được kỳ vọng tương quan âm (Dorter Verner, 2005). Tỷ lệ phụ thuộc là một yếu tố quan trọng quyết định sự sung túc hay nghèo khó của các hộ gia đình ở các địa phương. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì phúc lợi mà mỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một người lao động phải nuôi sống nhiều người hơn. Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ em sẽ có mức thu nhập bình qn đầu người thấp hơn những hộ có ít trẻ em. Tỷ lệ này càng lớn thì càng làm cho khoản chi tiêu cho giáo dục ít đi, thu nhập của hộ gia đình phải san sẻ cho những nhu cầu khác vì thế tỷ lệ đến trường của trẻ em cũng ít đi.
Khu vực sống (X7): là biến giả, nếu sống ở nơng thơn thì nhận giá trị 0, nếu
sống ở thành thị thì nhận giá trị 1. Biến này tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005). Nếu sống ở thành thị thì các cá nhân có lợi thế hơn về điều kiện học tập và ý thức về vấn đề phát triển con người và xã hội tốt hơn các cá nhân ở nơng thơn nên trình độ học vấn của cá nhân sống ở thành thị sẽ cao hơn cá nhân sống ở nơng thơn.
Giới tính của chủ hộ (X8): là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là
nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ.
Tình trạng hơn nhân của chủ hộ (X9): là biến giả, chủ hộ đang sống với vợ
hoặc chồng thì nhận giá trị 1, các trường hợp cịn lại có giá trị 0. Biến này được kỳ vọng tương quan dương. Nếu gia đình có đầy đủ cả vợ lẫn chồng thì việc ni dạy con cái tốt hơn, thu nhập cũng tăng lên. Hộ càng có nhiều lao động thì khả năng tham gia các hoạt động tạo thu nhập cũng tăng lên (Ersado, 2003; Idowu, 2011), khi thu nhập tăng lên thì việc chi tiêu cho giáo dục cũng tăng theo.
Dân tộc (X10): là biến giả, nếu dân tộc kinh là 1 và các dân tộc khác là 0. Biến này cũng được kỳ vọng tương quan dương. Dân tộc Kinh có mối quan hệ rộng và có mức đa dạng hóa thu nhập cao hơn so với các dân tộc khác. (Idowu, 2011; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014). Khi mức sống cao hơn sẽ ảnh hưởng đến việc học của các thành viên trong gia đình.