Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ tới trường của học sinh THCS và THPT đồng bằng sông cửu long (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ ĐBSCL

4.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI Ở ĐBSCL

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vùng châu thổ Đồng bằng sơng Cửu Long với diện tích 39,712 km2 (chiếm hơn 12% diện tích đất đai cả nước), là vùng đất phù sa mới gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Trong đó 700 km bờ biển và 400 km biên giới đất liền tiếp giáp với Campuchia, hệ thống sơng ngịi và kênh rạch chằng chịt (khoảng 28,000 km sơng ngịi) tồn vùng là cơ sở cho hệ thống giao thơng đường thủy và hình thành các cảng sơng, cảng biển quốc tế, đồng thời cịn là nguồn tưới tiêu, thau phèn rửa mặn. Hoàn cảnh tự nhiên và thổ nhưỡng của vùng đất này sẽ giúp cho chúng ta hiểu cặn kẽ hơn tính cách, lối sống của người Đồng bằng sơng Cửu Long.

Vị trí địa lý: ĐBSCL ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, nên có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo, trong khu vực để phát triển kinh tế xã hội. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản lớn nhất nước ta, với diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng gần 3 triệu ha (chiếm 32% đất nông nghiệp), hàng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thuỷ sản, đóng góp khoảng 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

ĐBSCL là một vùng có đường giao thơng hàng hải và hàng khơng quốc tế quan trọng giữa Nam Á và Đông Á; giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, gần với các nước Thái Lan, Malaixia, Singapo, Indonexia, Brunay, một khu vực kinh tế năng động của thế giới. Đó là những thị trường và những đối tác quan trọng đối với sự phát triển của vùng. Trong vùng có thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hố, khoa học cơng nghệ, có trường đại học, có sân bay, có cảng sơng, cảng biển, và các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội khác. Nhận thức rõ được vị trí quan trọng, tiềm năng to lớn và những khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội của vùng, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo đầu tư và trong thời gian qua tăng trưởng của ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Phải đánh giá đúng các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của ĐBSCL để có thể có những giải pháp phù hợp trong phát triển kinh tế. Lâu nay nói tới ĐBSCL chúng ta thường nghĩ đó là vùng đất phì nhiêu, ruộng đồng thẳng cánh cị bay, thời tiết khí hậu vơ cùng thuận lợi, khơng hạn hán, không bão lũ,… với sự ưu đãi của thiên nhiên người dân ở đây sống ngày hơm nay khơng phải lo ngày mai. Chính vì thế, từ bao đời nay trong đầu người dân Việt Nam thường đều coi đây là vùng “làm chơi, ăn thật”, không cần đầu tư nhiều sản xuất cũng phát triển, đời sống của người dân cũng được đảm bảo.

Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển của ĐBSCL những năm vừa qua cho thấy tư duy về ĐBSCL là khơng sát thực, đó là những suy nghĩ cũ trong điều kiện cũ. Phải thấy rằng, ĐBSCL cũng gặp khá nhiều khó khăn trong sự phát triển đó là:

Do sự phát triển nhanh của dân số, nên khơng ít nơi ở ĐBSCL đã trở thành nơi đất chật, người đơng gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phải kể đến góp phần làm tăng số người nghèo đói ở ĐBSCL. Nó góp phần giải thích rõ ràng hơn một trong những nguyên nhân của đói nghèo là người làm thì ít mà người ăn theo thì nhiều.

Do địa hình bằng phẳng và cốt đất thấp, nên một bộ phận không nhỏ đất đai ở ĐBSCL bị nhiễm phèn, nhiễm mặn; nhất là về mùa khơ và trong điều kiện có lũ như năm 1998. Tình trạng trên đã và sẽ tác động bất lợi đến sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, thiên tai liên tiếp xảy ra ở ĐBSCL gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản cho nhà nước và nhân dân. Điều này nó làm tình trạng dễ bị tổn thương của người dân ĐBSCL tăng lên và cũng làm tình trạng nghèo ở ĐBSCL khó giải quyết hơn.Vấn đề đất đai là một vấn đề gây nhiều bức súc ở ĐBSCL. Tình trạng khơng có đất và thiếu đất trở thành cản trở lớn cho cơng tác xố đói giảm nghèo ở ĐBSCL. So sánh giữa các vùng cho thấy ĐBSCL đứng thứ 2 về tỷ lệ nơng dân khơng có đất, chỉ sau cùng Đơng Bắc. Nơng dân khơng có đất ở ĐBSCL ngày càng phụ thuộc vào thu nhập từ việc bán sức lao động trong ngành nông nghiệp trong khi thu nhập này cũng thấp và khơng ổn định vì tính mùa vụ cao. Vì vậy vấn đề khơng có đất trở thành vấn đề cấp bách ở vùng nông thôn.

Về cơ sở hạ tầng của vùng ĐBSCL rất thấp kém; đặc biệt là giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, hệ thống trường học và trạm y tế. Sự thấp kém này, một mặt nào đó làm cho vùng khó chống chọi được với những biến cố do thiên tai gây ra, mặt khác nó hạn chế nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của vùng, nhất là khi triển khai cơng nghiêp hố, hiện đại hố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ tới trường của học sinh THCS và THPT đồng bằng sông cửu long (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)