CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ ĐBSCL
4.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI Ở ĐBSCL
4.1.4. Mức sống người dân
Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng
199 8 200 2 200 4 200 6 200 8 201 0 201 2 CẢ NƯỚC Tỷ lệ nghèo chung 37.4 28.9 18.1 15.5 13.4 14.2 12.6
Phân theo thành thị, nông
thônThành thị 9.0 6.6 8.6 7.7 6.7 6.9 5.1
Nông thôn 44.9 35.6 21.2 18.0 16.1 17.4 15.9
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 30.7 21.5 12.7 10.0 8.6 8.3 7.1
Trung du và miền núi phía
Bắc 64.5 47.9 29.4 27.5 25.1 29.4 26.7
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung 42.5 35.7 25.3 22.2 19.2 20.4 18.5
Tây Nguyên 52.4 51.8 29.2 24.0 21.0 22.2 20.3
Đông Nam Bộ 7.6 8.2 4.6 3.1 2.5 2.3 1.7
Đồng bằng sông Cửu Long 36.9 23.4 15.3 13.0 11.4 12.6 11.6
Nguồn: Tổng cục thống kê 2012
Nhận xét: Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo bình quân qua các năm của cả nước và của các vùng kinh tế có xu hướng giảm dần, trong đó ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo
của ĐBSCL thấp hơn so với ĐBSH và cả nước, tỷ lệ giảm hộ nghèo của ĐBSCL năm 2011 so với năm 2006 là 2.2%, cả nước 2.9%, ĐBSH là 5.6%. Nhìn vào số liệu phân tích ta thấy tỷ lệ giảm hộ nghèo của ĐBSH là cao nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng của ĐBSH cũng ở mức cao. Phải chăng tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm là do chính sách xóa đói giảm nghèo và các chương trình phúc lợi xã hội của Đảng và Nhà nước ta như chính sách tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ lãi suất cho vay giúp người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, trong thời gian tới chúng ta phải có những giải pháp thốt nghèo thiết thực hơn nữa đễ giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội. Nếu muốn giảm nhanh tỷ lệ các hộ nghèo chúng ta không thể giúp các hộ cận nghèo thốt nghèo để đi theo bệnh thành tíchmà khơng quan tâm đến các hộ nghèo khác, mà địi hỏi chúng ta phải thạt sự có giải pháp đồng bộ. Hơn thế nữa, ta thấy kinh tế chủ yếu của ĐBSCL là nông nghiệp lúa nước, và chế biến các mặt hàng nơng sản vì thế Chính phủ có thể có những giải pháp như hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp, tăng cường cơng nghệ tiến bộ khoa học kỷ thuật, tìm việc làm cho người dân như xuất khẩu lao động hoặc việc làm vào những lúc mùa vụ nhàn rỗi.
Thực trạng của nghèo đói:
Đời sống của một bộ phận khơng nhỏ dân cư cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng ngập lũ sâu và trong đồng bào Khơ me.
Mục tiêu triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn, với nội dung ghi rõ: “Trong khoảng 1990 - 2015, giảm một nửa tỷ lệ người có thu nhập ( tính theo sức mua tương đương PPP) dưới 1 USD / ngày”, thì đến cuối năm 2009 chỉ tiêu này đối với dân nông thôn cũng như với nhiều xã, nhiều huyện ở ĐBSCL còn là một con số xa vời.
Thực tế là mặc dù với tiêu chí nghèo nơng thơn ở mức khơng biết sống ra sao (200,000 đồng/người/tháng, tức là 2.4 triệu đồng/người/năm tương đương khoảng 150 USD/người/năm theo giá năm 1994; giảm xuống còn 120 USD/người/năm theo giá 2009, tức khoảng 0.3 USD/người/ngày), mà ĐBSCL cịn có khơng ít xã đang có mức tỷ lệ hộ nghèo lên đến 18%, cá biệt lên đến 20%. Và nếu kể cả hộ cận nghèo
(240,000 đồng/người/tháng) thì tỷ lệ này lên tới 35 - 40%. Nếu gặp một cơn bệnh trung bình, một đám lúa bị bệnh vàng lùn xoắn lá, một cơn dịch cúm gia cầm, một vụ tôm bị đốm trắng, một vài con heo bị tai xanh,... thì dù có thu nhập cao hơn mức cận nghèo người nông dân cũng “rơi tự do” vào vũng nghèo. Và với mức trợ cấp xã hội hiện nay, cũng khơng ít xã anh hùng lâm vào tình trạng mà mục tiêu thiên niên kỷ gọi là bần cùng. Đây là vấn đề giải thích tại sao người dân ở ĐBSCL cịn nghèo và thực tế cho thấy tỷ lệ hộ nghèo bình quân khoảng 14 - 15%, bên cạnh đó số hộ dân cịn nghèo dưới mức 1 USD / người / ngày có thể ước tính khoảng 50%.