Thực trạng chính sách miễn giảm học phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ tới trường của học sinh THCS và THPT đồng bằng sông cửu long (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ ĐBSCL

4.2. THỰC TRẠNG NỀN GIÁO DỤC VÀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

4.2.2. Thực trạng chính sách miễn giảm học phí

Sinh viên, học sinh là tầng lớp trí thức, là chất xám của xã hội. Chính sách xã hội dành cho sinh viên hiện nay đang được Đảng và chính phủ quan tâm đầu tư bao gồm nhiều dự án và hạng mục. Những hạng mục và dự án đó đã tác động khơng nhỏ đến q trình học tập của sinh viên, học sinh, đặc biệt là sinh viên nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa… Tuy nhiên kết quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn mà nguyên nhân có thể là do chính sách miễn giảm học phí chưa đồng bộ, ở cấp tiểu học thì cao nhưng càng học lên cao thì càng ít lại. Chính vì thế mà trình độ học vấn của người dân ở ĐBSCL vẫn còn ở mức thấp.

Bảng 4.9 Tỷ lệ học sinh sinh viên được miễn, giảm qua các năm

Đơn vị tính : (%) Vùng 2006 2008 Năm 2010 2012 Chung 35.6 35.5 38.6 45.2 ĐBSH 24.4 24.5 29.4 32.6 Đông Bắc 43.0 42.8 47.1 54.1 Tây Bắc 68.6 72.1 64.0 79.8 Bắc Trung bộ 38.0 38.4 39.0 46.9

Duyên Hải Nam Trung Bộ 35.8 33.8 37.7 45.8

Tây Nguyên 61.1 59.6 49.7 65.6

Đông Nam Bộ 21.1 22.0 29.0 35.6

ĐBSCL 35.8 39.2 45.6 47.9

Theo bảng 3.9 ta có thể thấy tỷ lệ học sinh sinh viên được miễn giảm qua các năm ngày càng tăng và đến năm 2012 là 45.2%. Qua đó cho thấy chính phủ ngày càng có nhiều chính sách quan tâm đến người dân. Bên cạnh đó ta có thể thấy tỷ lệ nhận hỗ trợ từ chính phủ của ĐBSCL có tỷ lệ nhận trợ cấp ln có tỷ lệ cao hơn so với mức trung bình của cả nước như trong năm 2006 chỉ có 35.6%, sang đến năm 2008 nâng lên 39.2%, năm 2010 tăng mạnh lên 45.6% và năm 2012 là 47.9%. Qua đó ta có thể thấy ĐBSCL là một trong những địa phương được chính phủ quan tâm khá nhiều, cao hơn hẳn so với đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Tỷ lệ nhân trợ cấp ở 8 vùng hầu như đều tăng qua các năm trong đó Tây Bắc nhận được trợ cấp cao nhất của chính phủ với 79.8% trong năm 2012, kế đến là Tây Nguyên với 65.6%. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ thấp nhất với tỷ lệ lần lược là 32.6% và 35.6% trong năm 2012. ĐBSCL có tỷ lệ nhận trợ cấp tăng đều qua các năm nhưng hầu như người dân cịn chưa tậng dụng đươc nguồn trợ cấp của chính phủ, chính vì thế trình độ học vấn của người dân chỉ đạt mức trung bình.

Bảng 4.10 Tỷ lệ người đi học trong 12 tháng qua được miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp chia theo lý do miễn giảm tại ĐBSCL

Đơn vị tính : (%) Vùng Năm 200 6 2008 2010 2012 Chung 35.8 39.2 45.6 47.9 Hộ nghèo 23.4 19.7 25.6 25.9 Dân tộc thiểu số 5.1 5.1 6.7 5.8

Gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, gia

đình có cơng với cách mạng 2.9 2.1 1.4 0.9

Vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn 5.9 6 2.1 7.5

Gia đình có hồn cảnh khó khăn 6.4 5.5 2.6 3.3

Học sinh tiểu học 57.7 57.1 73.8 69.2

Khác 5.3 16.6 4.5 4.8

Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam, điều tra mức sống dân cư Việt Nam, 2012

Miễn giảm giáo dục qua 12 tháng của chính phủ tại ĐBSCL có xu hướng tăng cao qua các năm. Chiếm tỷ lệ cao nhất là các loại miễn giảm cho học sinh tiểu

nhất là Gia đình liệt sĩ, hương bệnh binh, gia đình có cơng với cách mạng với tỷ lệ chỉ chiếm 0.9%. Tóm lại việc miễn giảm của chính phủ vẫn tăng đều qua các năm nhưng tỷ lệ người nhận miễn giảm chủ yếu là học sinh tiểu học và hộ nghèo.

Bảng 4.11 Tỷ lệ người đi học trong 12 tháng qua được miễm giảm học phí hoặc các khoản đóng góp theo cấp học Đơn vị tính : % Cấp học 2006 2008 Năm 2010 2012 Nhà trẻ, mẫu giáo 13.6 14.2 12.9 22.5 Tiểu học 75.0 80.0 92.1 96.7 Trung học cơ sở 25.2 25.8 22.7 28.7 Trung học phổ thông 17.6 17.5 13.5 20.4

Trung học chuyên nghiệp 11.0 12.5 7.9 12.7

Cao đẳng, đại học - 13.9 7.2 9.8

Trên đại học - 1.4 2.8 4.4

Khác 25.6 47.0 10.1 15.5

Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam, điều tra mức sống dân cư Việt Nam, 2012

Hiện nay tỷ lệ miễn giảm học phí trong cả nước chiếm tỷ lệ cao nhất là tiểu học với 96.7% trong năm 2012, trung học cơ sở với 28.7% trong khi đó cao đẳng đại học chỉ với 9.8%. Tỷ lệ miễn giảm không đồng đều giữa các cấp học trong khi cấp học lớn như cao đẳng, đại học thì chi phí cho việc học tập khá cao nhưng tỷ lệ nhận miễn giảm lại khá thấp, điều này ảnh hưởng khá lớn tới trình độ học vấn của học vì người nhận miễn giảm chủ yếu là người nghèo hay dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa nên việc đi học đối với họ là khá khó khăn, tuy nhiên chính phủ chỉ tập trung miễn giảm ở cấp tiểu học thì họ chỉ có thể học tới cấp tiểu học mà khơng thể duy trì việc học của mình.

Qua đó ta có thể thấy tỷ lệ miễn giảm học phí khơng đồng đều giữa các cấp học, chủ yếu miễn giảm học phí chi cho học sinh tiểu học và có xu hướng tăng qua các năm như trong năm 2006 cấp tiểu học nhận được 75%, sang đến năm 2008 tăng lên 80%, năm 2010 là 92.1% và năm 2012 là 96.7%. Trong khi đó miễn giảm học phí ở các cấp học cao có xu hướng giảm dần. Đây là mơt trong những ngun nhân chính khiến trình độ học vấn của người dân ĐBSCL chỉ ở mức trung bình.

Hiện nay nhà nước ta đang thực hiện nhiều chính sách nhằm bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước. Các chính sách đó đã có tác động rất lớn đến đời sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên nó cũng có những tiêu cực, hạn chế nhất định. Nếu có biện pháp khắc phục hiệu quả thì nó sẽ có tác động rất tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực trí thức cho đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ tới trường của học sinh THCS và THPT đồng bằng sông cửu long (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)