CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ ĐẾN TRƯỜNG CỦA HỌC
2.4.8. Giới tính của chủ hộ
Giới tính của chủ hộ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường. Theo nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014) chỉ ra rằng vai trò của phụ nữ vẫn còn khá yếu so với nam giới, đồng thời yếu tố giới tính ảnh hưởng một phần đến các quyết định quan trọng trong gia đình.
Theo Buvinic và Gupta (1997), có sự khác biệt trong tỷ lệ nghèo theo giới tính. WB (1999), các hộ có chủ hộ là nữ có mức chi tiêu bình qn trên hộ thấp hơn so với các hộ có chủ hộ là nam và thường tập trung vào nhóm nghèo nhiều hơn trong xếp hạng mức sống của cộng đồng.
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam (2007), cả nam giới và phụ nữ đều tham gia vào khu vực làm công ăn lương, nhưng phụ nữ tụt lại phía sau khá rõ. Ngồi nơng nghiệp, thường thấy phụ nữ ở khu vực lao động tự do nhiều hơn (26% số phụ nữ làm việc so với 19% nam giới), và ít hơn trong khu vực làm công ăn lương
(26% so với 41% nam giới). Những phụ nữ tham gia vào khu vực làm công ăn lương cũng chủ yếu tập trung làm những cơng việc kém uy tín hơn, và ở vị thế tương đối thấp hơn trong thang bậc nghề nghiệp.
Hộ có chủ hộ là nữ sẽ có xác suất nghèo cao hơn (WB, 2005). Tại các nước Châu Á phụ nữ trong các hộ gia đình nơng thơn ít có điều kiện tiếp cận với giáo dục do tư tưởng “trọng nam truyền thống” nên hệ quả là phụ nữ có cơ hội ít hơn trong q trình tìm kiếm thu nhập, cho dù Việt Nam vấn đề giới chưa thể hiện sự nghiêm trọng nhưng hiện tượng này rất phổ biến. Vì vậy nghiên cứu này giả định khi chủ hộ là nữ sẽ có tỷ lệ đi học của các thành viên trong gia đình thấp hơn khi chủ hộ là nam.