1.3 Khái quát về pháp luật đấu thầu trong dự án đầu tư mua sắm công
1.3.8 Quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại
Mặc dù Luật Đấu thầu 2013 đã dành một chương riêng quy định về cơ chế giải quyết kiến nghị và tranh chấp trong hoạt động đấu thầu tương tự như cách thiết kế trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Theo đó, Điều 91 Luật Đấu thầu 2013 quy định rằng: “Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư
có quyền: (a) kiến nghị với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, về kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiến nghị hoặc (b) khởi kiện ra Tòa án vào bất kỳ thời gian nào, kể cả đang trong quá trình giải quyết kiến nghị hoặc sau khi đã có kết quả giải quyết.”
Tuy nhiên, theo nhận xét của tác giả thì cơ chế giải quyết này đang tồn tại một bất cập lớn về đảm bảo tính minh bạch, khách quan và mang lại hiệu quả trong quá trình giải quyết kiến nghị trên thực tế. Bởi chính các cơ quan giải quyết kiến nghị cũng đồng thời là cơ quan kiểm sốt q trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, bao gồm cả Bên mời thầu, Chủ đầu tư và Người có thẩm quyền phê duyệt. Vì thế, trong đa số trường hợp các kiến nghị của Nhà thầu dù vẫn được tiếp nhận, song kết quả giải quyết đã hết sức qua loa, các bên vẫn tìm cách bao che, bảo vệ nhau, “giơ cao đánh khẽ” làm cho cơ chế giải quyết khiếu nại vẫn chưa mang lại hiệu quả trên thực tế.
41 Quan ngại này dẫn đến Ngân hàng không cho phép các doanh nghiệp Nhà nước tham gia các dự án do Bộ chủ quản làm chủ đầu tư, http://baocongthuong.com.vn/dau-thau-cac-du-an-oda-xung-dot-loi-
ich.html
Trong khi đó, Cục quản lý đấu thầu – cơ quan đại diện chuyên ngành của Chính phủ, là đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm toàn bộ về các vấn đề liên quan đến hoạt động đấu thầu lại đứng ngoài cơ chế giải quyết nêu trên, do đó đây là một cơ chế chưa thật sự khách quan và đảm bảo công cụ này được thực hiện hiệu quả.
Với các hiệp định thương mại quốc tế, độc lập và khách quan là những tiêu chí cốt lõi khi quy định về cơ chế giải quyết kiến nghị, chẳng hạn như Điều 15.19 của TPP yêu cầu rằng: “Mỗi nước thành viên phải có nghĩa vụ duy trì, thành lập hoặc chỉ định ít nhất
một cơ quan hành chính hoặc tư pháp khách quan, độc lập với các cơ quan mua sắm giải quyết tốt kiến nghị”.43
Đối với Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO (GPA), “Các khiếu kiện sẽ được
trình bày với tịa án hay một cơ quan giải quyết tranh chấp một cách độc lập mà khơng có lợi ích liên quan đến kết quả đấu thầu và các thành viên được chỉ định phải đảm bảo là khơng chịu tác động từ bên ngồi.” (khoản 6, Điều 20, GPA).
Do đó, sự thiếu vắng một cơ chế độc lập, khách quan đã dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng trong toàn bộ các thủ tục đầu tư mua sắm công và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng hoạt động đấu thầu chưa đạt hiệu quả.44
Kết luận Chương 1:
Đấu thầu có vai trị hết sức quan trọng và ngày càng được áp dụng phổ biến ở các quốc gia. Để phương thức đấu thầu thật sự mang lại hiệu quả, đòi hỏi các quy định của pháp luật phải luôn sâu sát với thực tế và phản ứng kịp thời với những biến đổi trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Đối với Luật Đấu thầu Việt Nam hiện nay, một số quy định vẫn cịn bất cập đã hạn chế q trình cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu, làm cho chất lượng đấu thầu chưa cao và gây nhiều lãng phí cho nguồn vốn Nhà nước. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đa phương, để một quốc gia nhỏ như Việt Nam trở thành không nhỏ, tất yếu phải trông đợi rất nhiều vào quá trình đổi mới các thể chế, mà trước hết ở lĩnh vực đầu tư mua sắm công, những cam kết đầu tiên của Việt Nam trong các hiệp định thượng mại TPP, EVFTA đã đánh dấu một bước ngoặc mới sẵn sàng cho cuộc hòa nhập chung với đấu thầu cạnh tranh quốc tế, giúp Việt Nam tiết giảm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.
43 TPP, article 15.19, item 1; “Each Party shall maintain, establish or designate at least one impartial
administrative or judicial authority (review authority) that is independent of its procuring entities”;
Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ MUA SẮM CÔNG