Hoàn chỉnh các quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật đấu thầu và thực tiễn áp dụng trong dự án đầu tư mua sắm công (Trang 66 - 89)

Theo ông Trần Trung Kiên, chuyên gia lĩnh vực mua sắm công của Ngân hàng Thế giới cho biết, mỗi năm Việt Nam chi khoảng 21-22 tỷ USD cho mua sắm công.88 Một con số không hề nhỏ trong tổng ngân sách chi tiêu của Chính phủ. Trong khi đó, một số quy định bất cập của Luật Đấu thầu đã tạo điều kiện cho các Chủ đầu tư tiêu tiền nhà nước

86 OECD, Centralised and Decentralised Public Procurement, 2000, SIGMA papers, No.29;

87 Siết mua sắm công tiết kiệm hơn 30.000 tỷ đồng, “Tính tốn này dựa trên thực tế hiện nay, chi mua

sắm tài sản công hằng năm chiếm khoảng 20% chi ngân sách, tương đương 200.000 tỉ đồng, trong khi phương thức mua sắm tập trung có thể tiết kiệm được tới 15% tổng giá trị mua sắm”,

http://nld.com.vn/kinh-te/siet-mua-sam-cong-tiet-kiem-hon-30-000-ti-dong-20160320221028348.htm; 88 Cơ hội cho DN tư nhân tham gia mua sắm công, http://vcci.com.vn/co-hoi-cho-dn-tu-nhan-tham- gia-mua-sam-cong

một cách lãng phí. Để hạn chế các hiện tượng trên, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới, Luật Đấu thầu cần xem xét hoàn chỉnh các quy định sau:

3.5.1 Về đảm bảo minh bạch trong hoạt động đấu thầu

Công khai, minh bạch là nguyên tắc cơ bản nhất trong pháp luật hầu hết các nước về đấu thầu. Bởi minh bạch công khai ngồi nhiệm vụ phịng chống tham nhũng cịn giúp các nhà thầu tin tưởng vào một sự cạnh tranh công bằng nhằm thu hút số lượng tối đa nhà thầu tham gia để mang lại hiệu quả kinh tế. Do đó, để đạt được mục tiêu này, pháp luật đấu thầu cần hoàn thiện các quy định về nâng cao tính minh bạch trong các khâu cơ bản sau:

Về cơ chế kiểm soát đấu thầu: trước hết, pháp luật cần điều chỉnh các quy phạm

theo hướng nâng cao vai trò giám sát của các Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu; vai trị Người có thẩm quyền theo hướng bắt buộc phải thi hành các nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cần hồn chỉnh các quy định theo hướng tăng cường cơ chế thẩm tra các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình tổ chức đấu thầu trước khi ban hành như kinh nghiệm của Ngân hàng phát triển Á Châu.

Về công tác mời thầu: tăng cường các biện pháp minh bạch, công khai thông tin quảng cáo mời thầu và các tiêu chuẩn đánh giá HSMT. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cần nghiên cứu hướng dẫn chi tiết cách thức xác định công thức quy đổi giá đánh giá trong HSMT đối với các gói thầu mang tính phổ thơng như lĩnh vực đầu tư xây dựng, mua sắm các hàng hóa thơng thường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao tính khách quan cho các bên trong quá trình thiết lập và phê duyệt hồ sơ. Ngồi ra, đối với phương pháp đánh giá kỹ thuật bằng hệ thống điểm đánh giá, đây là phương pháp dẫn đến cách đánh giá rất chủ quan và có thể bị lạm dụng bằng những tiêu chí xét thầu có thể thay đổi được tùy thuộc vào ý muốn. Theo khuyến cáo của các tổ chức WB, ADB và JBIC, bên mời thầu không nên áp dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá.89 Trên thực tế, một số cơ quan lớn như Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng có xu hướng khơng dùng phương pháp chấm điểm này để phù hợp với yêu cầu của WB và ADB. Do đó, cần nghiên cứu phương pháp đánh giá mới khách quan hoặc áp dụng phương pháp theo tiêu chí đạt/khơng đạt như các gói thầu của WB và ADB hiện nay.

Về quảng bá thông tin: đây là một vấn đề cấp thiết trong thực tiễn đấu thầu, khi có

q nhiều Chủ đầu tư, Bên mời thầu ln tìm cách gây khó khăn cho các Nhà thầu thầu tiếp cận HSMT. Để khắc phục thực trạng này, nhất thiết cần quy định rõ việc bán HSMT phải thực hiện đồng thời qua cổng thông tin đấu thầu quốc gia và

89 TI group, Các chuẩn mực về minh bạch của APEC trong hoạt động mua sắm công ở Việt Nam, tr.27. World bank, 2002, Cải cách đấu thầu mua sắm công, mục 50, tr.22.

phương thức truyền thống như hiện nay và cũng là một bước chuẩn bị cho phương thức đấu thầu qua mạng trong tương lai.

3.5.2 Về hình thức lựa chọn nhà thầu

Trong 8 hình thức lựa chọn nhà thầu trong Luật Đấu thầu hiện nay, chỉ có 3 hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào giá cạnh tranh là đảm bảo cạnh tranh và phù hợp với thơng lệ đấu thầu quốc tế. Các hình thức cịn lại tỏ ra rất kém cạnh tranh và chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Trong đó, mua sắm trực tiếp là hình thức rất kém cạnh tranh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng khi cho phép Chủ đầu tư thực hiện gói thầu với quy mơ khơng q 130% trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng của gói thầu trước đó, (Điều 24, Luật Đấu thầu 2013).

Đối với hình thức này, sẽ là khác biệt và mang tính đặc thù của pháp luật Việt Nam khi khơng phù hợp với bất kỳ hình thức chọn thầu nào trong pháp luật các nước. Những tiềm ẩn về rủi ro được thể hiện khi cho phép Chủ đầu tư xác định rõ ràng Nhà thầu cung cấp hàng hóa lần này cũng chính là Nhà thầu đã thực gói thầu trước đó trong thời hạn chưa quá 12 tháng, theo đơn giá không quá đơn giá phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự trước đó. Bởi đối với các gói thầu mang tính kỹ thuật cơng nghệ cao hiện nay như máy vi tính, hệ thống server bảo mật, camera an ninh… sẽ nhanh chóng lỗi thời sau một khoảng thời hạn nhất định thường không quá 06 tháng. Do đó hình thức này cũng khơng khác gì hình thức chỉ định thầu nhưng những điều kiện Chỉ định thầu còn khắt khe hơn hình thức mua sắm trực tiếp đang quy định trong pháp luật hiện nay. Do đó, việc có nên tiếp tục thừa nhận hình thức này hay không, sẽ là một vấn đề cần phải suy xét.

Ngồi ra, đối với hình thức chỉ định thầu, cũng cần xem xét đánh giá lại ngưỡng chỉ định các gói thầu hiện nay để phù hợp với tình hình thực tế, có tính dự báo, ổn định lâu dài và đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường mua sắm công như mục tiêu của pháp luật đề ra.

3.5.3 Về phương thức đấu thầu

Đối với phương thức đấu thầu “hai giai đoạn, hai túi hồ sơ”, đây là một phương

thức đặc thù của pháp luật Việt Nam mà nhất thiết cần phải xem xét đánh giá lại tác động về phạm vi áp dụng cũng như quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu khi áp dụng phương thức này, bởi một số lý do như sau:

Thứ nhất, đây khơng phải là hình thức được áp dụng phổ biến trên phương diện đấu

thầu quốc tế như tác giả đã phân tích ở Chương 1 (mục 1.3.4);

Thứ hai, sẽ gây nhiều khó khăn về thời gian lẫn cơng sức cho các Nhà thầu tham gia

khi áp dụng hình thức này đối với các gói thầu mang tính kỹ thuật cao, đặc thù, cơng nghệ phức tạp và mang tính hỗn hợp.

Thứ ba, cần xác định bản chất khoa học pháp lý của Luật Đấu thầu Việt Nam theo

hướng mang tính khả thi cao và cần thiết với thực tiễn hoạt động đấu thầu, chứ không phải là nơi tập hợp tất cả các phương thức lựa chọn nhà thầu đang có trên thực tế.

3.5.4 Đối với quy định về ưu đãi khi tham gia các hiệp định FTA

Cho đến hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa bao giờ phải đứng trước một áp lực hoặc giới hạn nào từ các quy định của đấu thầu trên phạm vi quốc tế. Song với sức ép hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam buộc phải tham gia các hiệp định thương mại tự do nhằm tối đa hóa các cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo đó, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường mua sắm công cho các doanh nghiệp từ các nước thành viên. Những cam kết này đã đặt Việt Nam đứng trước yêu cầu phải hoàn chỉnh các quy định pháp luật nhằm bảo đảm nguyên tắc minh bạch, cạnh tranh nhằm chuẩn bị triển khai các gói thầu ở tầm quốc tế.

Theo đó, một trong những quy định bị ảnh hưởng lớn nhất trong pháp luật Việt Nam hiện nay đó là nguyên tắc đảm bảo minh bạch, cạnh tranh mà cụ thể là nguyên tắc về ưu đãi và xung đột lợi ích. Đối với các Hiệp định thương mại quốc tế, “đối xử quốc gia và

không phân biệt đối xử” (National treatment and Non-discrimination) là nguyên tắc chủ

đạo thể hiện trong tất cả các hiệp định có quy định về lĩnh vực đấu thầu như Điều 3 của GPA; Điều 4 của Hiệp định EVFTA và Điều 15.4 của Hiệp định TPP. Theo nguyên tắc đó, mỗi nước thành viên sẽ đối xử, ngay lập tức và vơ điều kiện cho các loại hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các nước thành viên khác nhau khơng kém phần thuận lợi hơn so với hàng hóa, dịch vụ hoặc nhà thầu trong nước. Vì thế, những ưu đãi về cạnh tranh đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ trở thành một rào cản thương mại, gây thiếu công bằng và vi phạm nguyên tắc mang lại hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, Luật Đấu thầu Việt Nam còn phải điều chỉnh một số nội dung khác liên quan đến điều kiện tham dự gói thầu; giá gói thầu và thời gian tối thiểu trong đấu thầu cạnh tranh.

3.5.5 Về cơ chế giải quyết kiến nghị:

Qua thực tiễn áp dụng và nghiên cứu pháp luật đấu thầu các nước cho thấy, để cơ chế giải quyết kiến nghị thật sự mang lại hiệu quả, khách quan và giảm thiểu các hành vi tiêu cực, nhất thiết cần phải xây dựng một cơ chế giải quyết kiến nghị độc lập với các lợi ích của các cơ quan tổ chức lựa chọn đấu thầu. Để đạt mục tiêu này, thiết nghĩ pháp luật đấu thầu cần điều chỉnh theo hướng giao trách nhiệm và tăng thêm quyền lực cho Cục quản lý đấu thầu – cơ quan đầu mối của Chính phủ sẽ trực tiếp đứng ra giải quyết các khiếu kiện trên phạm vi tồn quốc. Có như thế mới đảm bảo được tính khách quan, tạo niềm tin và khuyến khích các nhà thầu tố giác những hành vi tiêu cực trong đấu thầu, góp phần chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu hiện nay.

Kết luận Chương 3

Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu là một công việc hết sức cấp thiết không chỉ đối với hoạt động đấu thầu ở Việt Nam. Trong phạm vi đề tài này, tác giả đã đóng góp một số ý kiến nhỏ rút ra từ quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định của pháp luật đấu thầu và đúc kết thơng qua q trình áp dụng pháp luật đấu thầu trên thực tiễn, được tác giả phân thành các nhóm giải pháp như sau:

1. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo cơ chế minh bạch, cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu: để đảm bảo mục đích này, pháp luật đấu thầu cần quy định rõ trách nhiệm

về giám sát, kiểm tra của người có thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu thành những quy phạm mang tính bắt buộc, tránh mang tính tùy nghi “khi cần thiết”, đồng thời tăng cường trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan giám sát kiểm tra. Bên cạnh đó, hình thành các đơn vị sự nghiệp công nhằm cung cấp các dịch vụ công tư vấn, thẩm tra các hồ sơ liên quan đến hoạt động đấu thầu, đặc biệt là đối với những gói thầu có vốn đầu tư lớn.

Ngồi ra, để chuẩn bị cho hoạt động đấu thầu mở rộng trên phạm vi quốc tế khi Việt Nam mở cửa thị trường mua sắm công, nhất thiết cần phải rà sốt hồn chỉnh các quy định trong pháp luật đấu thầu để phù hợp với các hiệp định thương mại quốc tế như các chế định về ưu đãi trong đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian trong đấu thầu và tư cách hợp lệ của các nhà thầu tham gia…

2. Về các biện pháp chế tài: các biện pháp chế tài hành chính hiện nay cịn quá nhẹ

nhàng, chưa đủ sức răn đe để góp phần chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu. Để khắc phục thực trạng này, cần xem xét điều chỉnh các mức phạt theo hướng không giới hạn ở mức tối đa, đặc biệt khi Luật Đấu thầu cũng đã quy định Cơ quan tư pháp tham gia vào quá trình giải quyết khiếu kiện của các nhà thầu. Bên cạnh đó, cần rà sốt lại những nội dung hành vi vi phạm phải toàn diện đối với các bên.

3. Về phương thức đấu thầu: để khắc phục những vấn đề thiếu minh bạch trong cơ chế

đấu thầu hiện nay, đấu thầu qua mạng sẽ là phương thức được kỳ vọng nhằm xóa bỏ những hạn chế, bất cập trong phương thức đấu thầu, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên, tránh được những hành vi cản trở, gây khó khăn, giúp Nhà thầu dễ dàng tiếp cận các thông tin, tiếp nhận HSMT và nộp HSDT một cách thuận lợi nhất. Đây cũng là phương thức đang được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển đồng thời cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với các nước thành viên khi tham gia các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, đấu thầu qua mạng có phát huy được hết các ưu thế hay khơng cần phải có một q trình kiểm chứng và điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tiễn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu pháp luật đấu thầu cho thấy, không thể phủ nhận rằng pháp luật đấu thầu của Việt Nam ngày càng có những bước tiến bộ và tiệm cận hơn với các chuẩn mực đấu thầu của quốc tế. Cụ thể, Luật Đấu thầu cũng đã khắc phục được những hạn chế trước đây như: (i) phạm vi điều chỉnh đã bao quát khá toàn bộ các hoạt động đầu tư mua sắm công và lựa chọn nhà đầu tư (đặc biệt là hình thức PPP) nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên của đất nước; (ii) thống nhất, tập trung các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng Luật Đấu thầu là bộ luật gốc, khắc phục được tình trạng ban hành quá nhiều văn bản pháp luật chồng chéo, nội dung tương đồng nhưng thiếu nhất quán. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thành lập một cơ quan quản lý độc lập, với mục tiêu và tôn chỉ rõ ràng, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.

Song bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trên, pháp luật đấu thầu vẫn tồn tại một số quy định còn bất cập và tỏ ra chưa theo sát với thực tiễn áp dụng pháp luật đấu thầu. Thực tế cho thấy, Luật được xây dựng trên nguyên tắc giao cho các Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hoạt động lựa chọn nhà thầu, đồng thời quy định trách nhiệm của Người có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ về giám sát kiểm tra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơ chế giám sát đã trở nên khơng bắt buộc, mang tính tùy nghi và nhiều quy định về đảm bảo cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó, các biện pháp chế tài hiện nay chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe đã dẫn đến một số hành vi tham nhũng vẫn thường diễn ra trong các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Thậm chí tính chất vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn khi xuất hiện cả các hành vi cướp bóc, cản trở sự tham gia của các nhà thầu, làm cho môi trường cạnh tranh càng trở nên bất ổn.

Xuất phát từ thực trạng trên và những câu hỏi cần nghiên cứu, đề tài đã giải quyết được các vấn đề như sau:

1. Qua nghiên cứu các khái niệm trong pháp luật đấu thầu đầu tư mua sắm công, tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật đấu thầu và thực tiễn áp dụng trong dự án đầu tư mua sắm công (Trang 66 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)