Theo báo cáo 539/BC-UBTVQH13, ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), có ý kiến cho rằng: “dự án Luật đấu thầu
mới quy định quyền của chủ đầu tư quá lớn, dẫn đến đấu thầu khép kín, dễ gây ra tiêu cực; đề nghị quy định việc kiểm tra của người có thẩm quyền về kết quả đấu thầu trước khi chủ đầu tư phê duyệt”. Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo rằng: vẫn tiếp
tục thực hiện chủ trương phân cấp cho các chủ đầu tư nhằm đơn giản hóa thủ tục đấu thầu, đồng thời quy định chặt chẽ trách nhiệm của người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ về thanh, kiểm tra.
Qua thực tế cho thấy, thanh kiểm tra chỉ xảy ra trong những trường hợp có đơn thư khiếu nại, khiếu kiện hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu mà thiếu đi một cơ chế giám sát, kiểm tra ngay từ những khâu bắt đầu thực hiện dự án. Dù pháp luật có quy định rằng, Người có thẩm quyền “phải cử cá nhân hoặc đơn vị có chức năng tham
gia giám sát, theo dõi việc thực hiện của chủ đầu tư và bên mời thầu để bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ đúng các quy định”, song thực tế cho thấy,
cấp thẩm quyền chỉ thường phê duyệt kế hoạch đấu thầu theo quy định tại Điều 73 Luật Đấu thầu và các công tác còn lại sẽ ủy quyền cho các chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm nhằm rút ngắn thời gian và thủ tục trong q trình triển khai. Do đó, cơ chế kiểm soát này lại trao về cho chính các chủ đầu tư tự kiểm sốt, tự chịu trách nhiệm nên đã tạo quá nhiều cơ hội “linh hoạt” cho các Chủ đầu tư.
Mặt khác, đối với quy định về thẩm định HSMT và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, trên thực tế công tác này thường được thực hiện một cách hết sức qua loa bởi những doanh nghiệp có mối quan hệ thân hữu với Tư vấn QLDA hoặc Tư vấn đấu thầu, nhằm hỗ trợ hợp thức hóa cho nhau trong các cơng việc liên quan đến lĩnh vực tư vấn. Do đó, các quy định về thẩm tra hiện nay vẫn mang nặng về tính hình thức mà chưa phát huy được các nguyên tắc minh bạch, cơng khai như pháp luật đề ra. Chính vì thế, HSMT dù có được thẩm tra nhưng vẫn không phát hiện các thông số đặc thù, những tiêu chí thiếu minh bạch hoặc yêu cầu quá mức cần thiết.
Trong khi đó, đối với các Nhà thầu, sau khi phát hành HSMT, dù chỉ là người tham gia (người dự thi), được xem là khơng có chun mơn cao như các đơn vị Tư vấn vẫn phát hiện ra rằng HSMT đang được quy hoạch trước theo những lợi thế có sẵn của một nhà thầu nào đó.
So với những quy định về bảo đảm minh bạch trong các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn vay ODA, các bước thẩm định có vai trị hết sức quan trọng và trở thành điều kiện rất nghiêm ngặt trong bất kỳ quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Những tài liệu trước khi ban hành, dù Bên vay đã sử dụng toàn bộ các mẫu hồ sơ chuẩn do ngân hàng đề ra nhưng vẫn phải được bộ phận chuyên trách của Ngân hàng thẩm định một cách chặt chẽ. Bởi theo kinh nghiệm của các ngân hàng ADB và WB cho thấy, trong rất nhiều trường hợp các Báo cáo xét thầu của Bên vay (Cơ quan thực hiện dự án) và các chuyên gia tư vấn của họ lập thường không tuân thủ về nội dung lẫn hình thức. Những trường hợp như vậy, ADB yêu cầu các bên phải giải trình hoặc thu thập thêm thơng tin để phân tích về các báo cáo. Những việc thế này có thể sẽ kéo dài thời gian cho các bên và đôi khi phải đề nghị nhà thầu gia hạn thêm thời hạn hiệu lực của HSDT. Tuy nhiên, đó là một việc hồn tồn khơng mong muốn, bởi ADB xác định rằng, ADB phải chịu trách nhiệm cho các Bên vay không trả giá cao hơn so với mức đầu tư cần thiết.73 Để chấn chỉnh thực trạng trên, tác giả xin đề xuất một số biện pháp như sau:
(i) Văn bản pháp luật: cần quy định rõ trách nhiệm giám sát, kiểm tra của Người có
thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đấu thầu thành các quy định mang tính bắt buộc mà khơng nên mang tính tùy nghi “khi cần thiết”. Bên cạnh đó, cần khẳng định rằng đó là trách nhiệm bắt buộc để kiểm sốt các nguồn vốn có hạn của nhà nước, theo đó, người có thẩm quyền buộc phải cử cán bộ có kinh nghiệm giám sát tồn bộ các cơng việc liên quan đến quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, đặc biệt là những khâu phê duyệt và phát hành HSMT, các tiêu chí đánh giá tuyển chọn nhà thầu và thẩm tra kết quả lựa chọn trước khi công bố kết quả… nhằm xóa đi cơ chế đấu thầu khép kín, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch của pháp luật đề ra.
Qua kinh nghiệm nghiên cứu pháp Luật Đấu thầu của Serbia cho thấy, đối với những gói thầu có giá trị lớn trên 1 tỷ RSD (tương đương 200 tỷ VND), các hồ sơ, thủ tục trong tồn bộ quy trình lựa chọn nhà thầu phải được giám sát bởi “Giám sát
viên dân sự”. Giám sát viên dân sự là các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực mua
sắm cơng hoặc lĩnh vực có liên quan đến đối tượng mua sắm và được bổ nhiệm bởi các Văn phịng mua sắm cơng trong vòng 30 ngày kể từ ngày kế hoạch mua sắm được thông qua. Giám sát viên dân sự sẽ có trách nhiệm giám sát tồn bộ các công
việc liên quan đến quy trình mua sắm cơng cho đến khi kết thúc. Giám sát viên có trách nhiệm nộp báo cáo tồn bộ quá trình đấu thầu lên Ủy ban phụ trách tài chính của Quốc hội hoặc Chính quyền địa phương.74
(ii) Thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập (Trung tâm dịch vụ đấu thầu): cung cấp
các dịch vụ công về thẩm định HSMT và hỗ trợ tư vấn pháp luật về đấu thầu ở các tỉnh thành thường được cấp vốn đầu tư, hoặc thành lập Hội đồng đấu thầu theo từng dự án với các chuyên gia độc lập từ các sở ngành có liên quan. Hiện nay, ngồi 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM đã có trung tâm hỗ trợ đấu thầu thì các địa phương khác khơng có đơn vị chun mơn nào hỗ trợ mà trách nhiệm này được giao về cho các Sở Kế hoạch Đầu tư tự đảm nhiệm. Trong khi đó, cán bộ một số địa phương còn hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức đấu thầu dẫn đến chất lượng hoạt động đấu thầu chưa được hiệu quả.
(iii) Về cơ chế hậu kiểm: hậu kiểm đối với lĩnh vực đầu tư mua sắm công là quy định hết
sức cần thiết trong hoạt động đấu thầu. Bởi hầu hết các chủ đầu tư đều là những cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn của nhà nước nhưng hạn chế kiến thức pháp luật, chuyên môn về lĩnh vực đấu thầu mà thường thuê mướn các tổ chức Tư vấn thực hiện thay. Do đó, hậu kiểm sẽ là một biện pháp nhằm kiểm sốt chặt chẽ việc tn thủ các quy trình và sử dụng đúng mục đích các nguồn vốn đầu tư. Vì thế, pháp luật cần giao trách nhiệm cho các cơ quan chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước, các Cơ quan thanh tra của Chính phủ, của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư phải có trách nhiệm thanh kiểm tra đột xuất hoặc theo kế hoạch thường niên, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư lớn. Bên cạnh đó, tăng cường minh bạch cơng khai các thơng tin liên quan đến gói thầu cũng là một biện pháp tạo điều kiện cho giám sát cộng đồng và cơ quan chuyên ngành khác cùng giám sát kiểm tra.