Các nhân tố tác động đến sự phát triển ngành logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành logistics việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 (Trang 26 - 30)

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH LOGISTICS

1.1.4.2 Các nhân tố tác động đến sự phát triển ngành logistics

a./ Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng logistics là một vấn đề quan trọng và có khả năng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của lĩnh vực logistics. Do bản chất của logistics là sự tính tốn tối ưu

phương án vận chuyển và lưu thơng hàng hóa từ nơi bắt đầu đến nơi cuối cùng. Mà sự di chuyển của hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối trong thực tế có hiệu quả hay khơng chịu ảnh hưởng rất lớn từ tính chất, nội dung và cấu trúc của hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm sự bố trí của các cảng, nhà ga, sân bay, bến tàu và các hệ thống giao thơng kết nối giữa các cơng trình ấy.

b./ Nguồn nhân lực logistics

Nhân lực là nhân tố động nhất, luôn thay đổi và gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động logistics. Trình độ của nguồn nhân lực logistics phản ánh trình độ phát triển của ngành logistics của một quốc gia. Các quốc gia có nguồn nhân lực ở trình độ cao thì việc phát triển ngành logistics sẽ đi vào chiều sâu, có hàm lượng khoa học – cơng nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Trong thời đại ngày nay, hầu hết các quốc gia đều hướng tới phát triền nền kinh tế tri thức. Vì thế, ngành logistics cũng gắn liền với nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, các quốc gia phát triển sẽ tiến nhanh và gần hơn với nền kinh tế tri thức, ngành logistics sẽ phát triển ở tầm cao hơn. Trái lại, các quốc gia đang phát triển hướng đến nền kinh tế tri thức nhưng nguồn nhân lực hạn hẹp, không đủ trình độ chun mơn tạo ra khoảng cách xa đối với các nền kinh tế phát triển.

c./ Hệ thống pháp luật, chính sách

Việc xây dựng và hoàn thiện liên tục hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, mang tính thời đại và thực tiễn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành logistics ở bất kì quốc gia nào. Phát triển ngành logistics hay bất kì ngành dịch vụ nào khác nói chung đều khơng thể thiếu vắng hệ thống pháp luật, chính sách. Hệ thống pháp luật, chính sách của quốc gia đồng bộ, tồn diện và có chất lượng cao là điều kiện cần để phát triển ngành logistics. Hệ thống pháp luật, chính sách đó phải phù hợp thơng lệ quốc tế, kết nối và tác động thuận chiều với các đối tác song phương và đa phương, đồng thời tổ chức triển khai và thực hiện tốt mới là điều kiện đủ, tạo khung cơ sở pháp lý vững chắc.

d./ Hệ thống thông tin

Trong hoạt động logistics thì vấn đề thơng tin là một vấn đề quan trọng. Các thơng tin về loại hình vận chuyển, thơng tin về hàng hóa, thơng tin về chi phí, thơng tin về địa

điểm bố trí các nút giao thơng và lưu chuyển hàng hóa có vị trí rất quan trọng trong q trình triển khai hoạt động logistics. Có được thông tin sẽ giúp cho các DN logistics tính tốn để đưa ra các giải pháp phù hợp và tối ưu, qua đó làm tăng hiệu quả của hoạt động logistics. Mặt khác, trong các hoạt động của bản thân DN logistics thì rất cần sự đáp ứng của các hoạt động khác như hải quan, ngân hàng, bảo hiểm. Trong xu hướng thế giới hiện nay thì các hoạt động này đã và đang được điện tử hóa qua việc ứng dụng CNTT. Chính việc tận dụng CNTT trong quản lý hoạt động và giao dịch giúp cho các DN cung ứng dịch vụ logistics một cách hiệu quả và hiện đại.

e./ Điều kiện tự nhiên

Khi xem xét nhân tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc phát triển ngành logisics của các quốc gia tức là phân tích, đánh giá khả năng vốn có, mang tính chất tự nhiên hay một nguồn lực tự nhiên có thể khai thác, huy động vào phát triển logistics. Chẳng hạn, một quốc gia có cảng nước sâu có thể phát triển dịch vụ cảng biển, một quốc gia có nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế thì ngành logistics có điều kiện phát triển hơn…Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự khan hiếm hay dồi dào của các nguyên vật liệu ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh do điều kiện khí hậu, thời tiết.

f./ Sự cạnh tranh trong ngành logistics

Cũng như các ngành khác trong nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới, sự cạnh tranh trong ngành logistics là điều tất yếu, khó tránh khỏi. Sự cạnh tranh là động lực của sự phát triển không chỉ mỗi DN logistics mà cả nền kinh tế.

Sự cạnh tranh thúc đẩy DN logistics tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cung cấp các dịch vụ ngày càng tốt hơn, loại những yếu kém và hạn chế trong bản thân DN. Trái lại, sự cạnh tranh quá mức đặt ra thách thức to lớn cho sự phát triển và cả sự tồn tại của các DN logistics. Để thấy rõ sự cạnh tranh ảnh hưởng đến sự phát triển ngành logistics như thế nào, ta có thể dựa vào mơ hình năm áp lực cạnh tranh của Micheal Porter. Năm lực lượng đó là áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp, áp lực cạnh tranh từ khách hàng, áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế, áp lực cạnh tranh trong nội bội ngành.

Nguồn: Micheal Porter, 1998

g./ Liên kết và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong hoạt động logistics

Liên kết và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Liên kết và hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Ngày nay, nó được xem là chính sách hàng đầu của hầu hết các quốc gia để phát triển mối quan hệ kinh tế trên cơ sở tự do hóa mậu dịch giữa các nước, đặc biệt là trong khuôn khổ các tổ chức kinh tế khu vực như Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EC), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), Thị trường chung Trung Mỹ (CACM), Cộng đồng Caribê và Thị trường chung (CARICOM), Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), v.v...

Bàn về hội nhập và liên kết kinh tế khu vực và thế giới, không thể không đề cập đến lĩnh vực logistics. Thông qua logistics, các nước trao đổi, mua bán hàng hóa, trao đổi nguồn nhân lực, chuyển giao cơng nghệ cho nhau, hình thành một thị trường tồn cầu. Có thể nói khơng có logistics khơng có thương mại quốc tế và khơng có phát triển kinh tế.

Đe dọa của các đối thủ chưa xuất hiện

Quyền lực đàm phán Quyền lực đàm phán Đối thủ tiềm ẩn Nhà cung cấp Khách hàng Nhà phân phối Cạnh tranh nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường

Sản phẩm thay thế

Thách thức của sản phẩm và dịch vụ thay thế

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 5 năm VN gia nhập nền kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần và kết quả ngành dịch vụ logistics cũng tăng tương ứng từ 20% đến 25%/năm. Hiện tại đã có trên 60 hãng tàu biển, 51 hãng hàng khơng có tên tuổi quốc tế đang khai thác các tuyến vận tải kết nối VN với toàn cầu. Hầu hết các tập đoàn, DN logistics lớn trên thế giới đã đến đầu tư, hợp tác liên doanh với VN để tiến hành xây dựng các hạ tầng cơ sở logistics đạt chuẩn mực quốc tế. Các công ty vận tải, giao nhận phát triển có mạng lưới hoạt động trên phạm vi toàn cầu như: TNT, DHL, Maersk, NYK, APL, MOL, Kuehne & Nagel, Schenker, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành logistics việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)