Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 5 năm VN gia nhập nền kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần và kết quả ngành dịch vụ logistics cũng tăng tương ứng từ 20% đến 25%/năm. Hiện tại đã có trên 60 hãng tàu biển, 51 hãng hàng khơng có tên tuổi quốc tế đang khai thác các tuyến vận tải kết nối VN với toàn cầu. Hầu hết các tập đoàn, DN logistics lớn trên thế giới đã đến đầu tư, hợp tác liên doanh với VN để tiến hành xây dựng các hạ tầng cơ sở logistics đạt chuẩn mực quốc tế. Các công ty vận tải, giao nhận phát triển có mạng lưới hoạt động trên phạm vi toàn cầu như: TNT, DHL, Maersk, NYK, APL, MOL, Kuehne & Nagel, Schenker, …
1.1.5 Phát triển ngành logistics
1.1.5.1 Nội dung phát triển ngành logistics
Thứ nhất: Xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics. Bao gồm:
Xác định tầm nhìn phát triển ngành logistics trong khoảng thời gian đủ dài, trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, nhất là thấy rõ xu hướng vận động và phát triển ngành logistics của các nước trong khu vực.
Xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics bao gồm nhiều nội dung, trong đó xác định rõ mục tiêu, kế hoạch phát triển ngành logistics thông quá các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn; xác định các chỉ tiêu cụ thể, gắn liền với lộ trình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển ngành logistics. Trên cơ sở đó thực hiện chiến lược phát triển logistics.
Trong xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics, xác định lợi thế để định hướng phát triển đúng đắn, có chất lượng.
Xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics phải tuân thủ và quán triệt nguyên tắc xác định tầm nhìn, mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển.
Thứ hai: Tiến hành mở cửa thị trường logistics, thực hiện tự do hóa logistics gắn
với những cam kết, lộ trình và bước đi thích hợp, đảm bảo xu hướng hội nhập.
Mở cửa thị trường ngành logistics là xu thế tất yếu trong tiến trình hội nhập khu vực cũng như quốc tế, trong đó có phân tích, đánh giá lợi ích và mặt trái một cách xác đáng, thời cơ và thách thức sẽ gặp phải, thực hiện tự do hóa. Từ đó, tiến hành xây dựng những căn cứ, những nguyên tắc cam kết với các đối tác song phương và đa phương, các đối tác
khu vực. Xây dựng lộ trình thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ logistics theo từng bước và theo nguyên tắc cụ thể. Hướng đích của mở cửa thị trường logistics nhằm phát triển dịch vụ logistics, đảm bảo hội nhập khu vực.
Thứ ba: Ứng dụng, triển khai và phát triển công nghệ - kỹ thuật mới vào phát triển
ngành logistics, đặc biệt là dịch vụ tạo giá trị gia tăng, dịch vụ chất lượng cao.
Trên nền tảng kết cấu hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật của nền kinh tế, tiến hành ứng dụng, triển khai và phát triển công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại vào phát triển ngành logistics. Chú trọng ứng dụng CNTT vào phát triển logistics, góp phần tạo ra giá trị gia tăng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nền kinh tế, phát triển xã hội.
Thứ tư: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao và sử dụng hiệu quả
nguồn lao động trong ngành logistics, nhằm tạo ra dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu của người đi thuê dịch vụ.
Thứ năm: Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp thông lệ khu vực và quốc tế, thúc
đẩy phát triển ngành logistics đủ sức cạnh tranh với các đối thủ.
Có nhiều chính sách để điều chỉnh, khuyến khích phát triển ngành logistics, nổi bật là: chính sách phát triển thị trường dịch vụ, chính sách đầu tư, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách khoa học - cơng nghệ, chính sách phát triển nguồn nhân lực…
Thứ sáu: Xây dựng hệ thống pháp luật phát triển ngành logistics phù hợp bối cảnh
hội nhập.
Xây dựng hệ thống pháp luật với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy ngành logistcs phát triển, nhất là dịch vụ tạo giá trị gia tăng, đảm bảo năng lực đóng góp của ngành vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.5.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển ngành logistics
Tiêu chí đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia - chỉ tiêu LPI
LPI (Logistics Performance Index) được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố lần đầu tiên vào năm 2007 và lần thứ hai vào đầu năm 2010. Chỉ số này cung cấp định hướng hữu ích để cơ quan chức năng của từng quốc gia có cái nhìn tổng quan và đưa ra biện pháp nâng cao khả năng hoạt động logistics cho quốc gia đó.
LPI là một cơng cụ đánh giá mối quan hệ tương tác giúp các quốc gia xác định những thách thức và cơ hội mà họ phải đối mặt trong hoạt động về logistics thương mại và những gì họ có thể làm để cải thiện hiệu suất.
Dữ liệu LPI năm 2010 được tổ chức dựa trên ba cách thức:
Thẻ điểm quốc gia, sử dụng sáu yếu tố quan trọng để so sánh kết quả hoạt động của các quốc gia và hiển thị chỉ số LPI tổng thể xây dựng trên sáu chỉ tiêu thành phần này. Bảng điểm cho phép so sánh các quốc gia trên toàn thế giới (với tùy chọn để hiển thị quốc gia có hoạt động logistics tốt nhất) và so sánh các quốc gia trong khu vực hoặc trong cùng một nhóm thu nhập (với tùy chọn để hiển thị quốc gia có hoạt động logistics tốt nhất theo khu vực hoặc theo nhóm thu nhập) về sáu chỉ số thành phần và chỉ số LPI tổng thể.
Xếp hạng LPI toàn cầu đưa ra điểm số về kết quả hoạt động của tất cả các quốc gia theo chỉ số LPI tổng thể cũng như theo sáu chỉ số thành phần. World Map đưa ra bản đồ màu được mã hoá cho phép chúng ta xem chỉ số LPI tổng thể cũng như sáu chỉ số thành phần của mỗi quốc gia.
So sánh các quốc gia cho phép chúng ta so sánh 20 quốc gia theo chỉ số LPI tổng thể và sáu chỉ tiêu thành phần dưới dạng biểu đồ cột. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể so sánh với bộ dữ liệu năm 2007.
Ngân hàng Thế giới tiến hành khảo sát LPI hai năm một lần để cải thiện độ tin cậy của các chỉ số và xây dựng một bộ dữ liệu so sánh giữa các nước theo thời gian. Dự án LPI nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ các nước Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển và Vương quốc Anh thông qua Quỹ ủy thác gồm nhiều nhà tài trợ cho thương mại và phát triển. Khảo sát được thiết kế và thực hiện bởi Vụ Thương mại và GTVT quốc tế của Ngân hàng Thế giới, kết hợp với Trường Kinh tế Turku (TSE) của Phần Lan. Bên cạnh đó, khảo sát LPI còn được thực hiện nhờ sự hỗ trợ và tham gia tích cực của Liên đồn Quốc tế các Hiệp hội Vận tải giao nhận (FIATA) và Hiệp hội Chuyển phát nhanh toàn cầu (GEA).
LPI bao gồm cả những đánh giá định lượng và định tính. LPI được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát toàn cầu gửi đến những người hoạt động logistics (giao nhận vận tải và các hãng vận chuyển toàn cầu), cung cấp những đánh giá và phản hồi của họ về mức độ “thân thiện” của hoạt động logistics tại các quốc gia họ tiến hành hoạt động logistics và
của những người họ giao dịch. Họ kết hợp kiến thức chuyên sâu về đất nước để tiến hành hoạt động với những đánh giá, nhận xét định lượng về các quốc gia mà họ giao dịch và hoạt động trong mơi trường logistics tồn cầu.
Đồng thời, LPI đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng logistics trong một quốc gia và đưa ra hai khía cạnh: LPI quốc tế và LPI nội địa.
Sáu chỉ số thành phần của LPI quốc tế:
LPI quốc tế đưa ra các đánh giá định lượng của các đối tác thương mại của một quốc gia - là những nhà cung ứng dịch vụ logistics chuyên nghiệp không thuộc quốc gia đó. Bao gồm sáu chỉ số thành phần:
- Hiệu quả của các thủ tục (tức là tốc độ, mức độ giản đơn và khả năng dự đoán trước của các thủ tục) của cơ quan hành chính, bao gồm cả hải quan.
- Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (ví dụ như cảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin).
- Sự thuận tiện của việc sắp xếp các lô hàng vận chuyển đường biển có giá cạnh tranh - Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics.
- Khả năng theo dõi các lô hàng.
- Sự kịp thời của việc vận chuyển bằng đường biển đến điểm đến.
Sáu chỉ số thành phần này được cho điểm từ 1 đến 5, với 1 là thực hiện tồi tệ nhất và 5 là thực hiện tốt nhất. Từ đó, tính tốn chỉ số LPI tổng thể cho một quốc gia bằng cách tính trung bình trọng số của 6 chỉ số thành phần. WB so sánh và xếp hạng trình độ phát triển logistics của một quốc gia bằng cách phân chia LPI ra thành 4 nhóm:
Nhóm 1: 1 ≤ LPI ≤ 2,48 Nhóm 3: 2,75 ≤ LPI ≤ 3,23 Nhóm 2: 2,48 ≤ LPI ≤ 2,75 Nhóm 4: 3,23 ≤ LPI ≤ 5
Sáu chỉ số thành phần của chỉ số LPI nội địa:
LPI nội địa đưa ra các đánh giá định tính và cả định lượng về trình độ phát triển logistics của một quốc gia bởi các doanh nghiệp hoạt động logistics của chính quốc gia đó. LPI nội địa cũng được đánh giá dựa trên 6 chỉ số thành phần bao gồm:
- Chất lượng của cơ sở hạ tầng: Bao gồm chất lượng của cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt, nhà kho, chất hàng, viễn thông và công nghệ thông tin.
- Năng lực và chất lượng của dịch vụ: Bao gồm các dịch vụ của đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển, nhà kho chất hàng và phân phối.
- Nguồn gốc chậm trễ: đánh giá các nguyên nhân chính của sự chậm trễ trong dây chuyền logistics.
- Thay đổi trong môi trường logistics: đánh giá tình trạng cải thiện hoặc tồi tệ của các yếu tố về môi trường như thủ tục hải quan, thủ tục hành chính…
- Tính hiệu quả của các quá trình và thủ tục: Bao gồm tính hiệu quả của giấy phép và vận chuyển.
1.2 SƠ LƯỢC VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ HỘI NHẬP CỘNG
ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
1.2.1 Sơ lược về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations- ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập tổ chức này và trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội.
Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC (ASEAN Economic Community) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN, được thành lập chính thức vào cuối năm 2015. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN.
Mục tiêu của AEC là (i) tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; (ii) từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; (iii) Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả sáng kiến liên kết ASEAN (IAI); (iv) Một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu, tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài.