XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành logistics việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 (Trang 82 - 85)

Theo thống kê của Hiệp hội logistics VN, hiện VN có khoảng 1.300 DN hoạt động trong lĩnh vực logistics với số lượng lao động lên đến 1,5 triệu người. Trong đó, các cơng ty điều phối logistics nước ngồi chỉ có khoảng 25 DN hoạt động nhưng chiếm đến 80% thị phần. Còn lại hơn 1.200 DN logistics nội địa chỉ chiếm khoảng 20%. Các công ty trong nước phần lớn chỉ hoạt động trong một phân khúc nhỏ của ngành như dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi, bốc xếp, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ... Thế nhưng, có đến 72% trong số này là những DN vừa và nhỏ (quy mô vốn từ 4 - 6 tỷ đồng), nên việc tổ chức kinh doanh còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, nguồn nhân lực cũng hạn chế, chỉ có 5 - 7% nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, còn lại là do DN tự đào tạo. Các DN nhỏ thường không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và hệ quả là thị phần bị thu hẹp. Nguồn lợi hàng tỷ USD này đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong trong miếng bánh khổng lồ và đang ngày càng phình to của thị trường logistics.

Tính đến nay đã có hơn 80 công ty là thành viên của Hiệp Hội Giao Nhận VN (VIFFAS), trong đó một nữa đuợc công nhận là thành viên của FIATA. Ða số các cơng ty đều có quy mơ vừa và nhỏ, chỉ có một vài cơng ty nhà nuớc tương đối lớn như: Vietrans, Viconship, Vinatrans. Hiện nay, các DN logistics của Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với nhau và với các DN logistics nước ngoài với mức độ ngày càng gay gắt chủ yếu về giá và dịch vụ. Các công ty tư nhân chiếm đa số với tỷ lệ khoảng 70%, tiếp theo là các công ty nhà nước với tỷ lệ 18%, riêng các công ty nước ngồi chỉ chiếm khoảng 2%, cịn lại 10%

là các công ty không đăng ký hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy sự năng động cùa khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ logistics.

Sơ đồ 3.1 Thành phần các công ty logistics theo hình thức sở hữu năm 2014

70% 18%

2% 10%

Tư nhân Nhà nước Vốn đầu tư nước ngồi Khơng đăng ký

Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA)

Các DN logistics Việt Nam có năng lực cạnh tranh hạn chế so với các cơng ty nước ngồi. Hoạt động của các DN logistics tập trung vào vận tài quốc tế, kho bãi cảng, giao nhận, trong khi các hoạt động logistics trọn gói, tích hợp (3PL) hoặc vận tải đa phương thức phần lớn thuộc về các cơng ty logistics nước ngồi. Do đó, các DN logistics của VN đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn và thua thiệt ngay cả trên sân nhà.

Đối thủ tiềm ẩn là các DN logistics chưa có trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng đến ngành trong tương lai. Thực tế cho thấy, sức hấp dẫn của ngành dịch vụ logistics của VN còn rất lớn. Các DN logistics Việt Nam chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa và mới tập trung vào vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị này. Hơn nữa, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, các chính sách đã được nới lỏng, môi trường kinh doanh thơng thống và thị trường có xu hướng hợp nhất thì các DN logistics nước ngồi có điều kiện thuận lợi tham gia vào thị trường Việt Nam.

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động của ngành. Ở VN, khách hàng có thể chia làm hai nhóm: khách hàng lẻ và khách

hàng lớn. Cả hai nhóm khách hàng này đã gây áp lực với các DN logistics về giá cả, chất lượng dịch vụ và cải tiến đổi mới.

Khách hàng lẻ là những cá nhân muốn gửi hàng như quà, bưu phẩm tới người thân ở trong nước hoặc nước ngồi hoặc những khách hàng khơng thường xuyên sử dụng dịch vụ của DN logistics.

Khách hàng lớn gồm 3 loại chính: cơng ty đa quốc gia, công ty cổ phần/tư nhân, công ty nhà nước.

Công ty đa quốc gia: yêu cầu giá thấp, dịch vụ cao, đây là những cơng ty có kinh nghiệm logistics. Sức mạnh đàm phán của loại khách hàng này là khá cao.

Công ty tư nhân/cổ phần: yêu cầu giá thấp, dịch vụ vừa phải. Các công ty phần lớn mới phát triển ở Việt Nam, ít có kinh nghiệm trong logistics nên quan tâm hàng đầu là giá. Sức mạnh đàm phán của loại khách hàng này là vừa.

Cơng ty Nhà nước: hầu như ít th ngồi. Sức mạnh của loại khách hàng này là vừa. Việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương và gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới, đặc biệt là nghị định 125/2003/NÐ-CP về vận tải đa phương thức sẽ dần dần phá bỏ thế độc quyền của các công ty giao nhận vận tải trong nuớc. Các hãng tàu, tập đoàn logistics của nuớc ngoài sẽ từ bỏ các đại lý địa phương, mở các chi nhánh tại VN để giảm chi phí hoạt động. Họ sẽ trực tiếp đào tạo nhân lực để nâng cao chất luợng phục vụ. Khi dó sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơng ty trong nuớc và các tập đồn logistics hùng mạnh của nuớc ngoài, sự thơn tính các cơng ty nhỏ cũng sẽ diễn ra để thành lập những liên kết mới. Thêm vào đó, chính sách khuyến khích đầu tư nuớc ngồi ngày càng thu hút các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, xuyên quốc gia thành lập các nhà máy sản xuất tại VN như Nike, HP, Cocacola, LG. Cùng với sự xâm nhập của các tập đoàn này là sự phát triển ngành logistics.

Việt Nam cũng đang xây dựng chương trình Một cửa quốc gia (Vietnam's National Single Window - VNSW) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho thương mại. Cơ chế một cửa quốc gia (NSWs) sẽ liên kết với nhau thông qua ASW cho phép DN nộp tất cả các văn bản, giấy tờ liên quan tới hoạt động thương mại về cùng một nơi và cũng chính các cơ quan chuyên trách sẽ xem xét và đưa ra quyết định ở chính nơi mà DN làm thủ tục. VN hiện đang trong pha đầu tiên của quá trình phát triển này và cũng thực hiện các ứng dụng hải quan điện tử

bao gồm việc nộp giấy tờ, thanh toán thuế và các biên lai thuế. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, riêng việc áp dụng Cơ chế một cửa hải quan quốc gia giảm được 10 - 20% chi phí và 30% thời gian thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho DN.

Các DN VN cũng đã bắt đầu thừa nhận logistics như một công cụ sắc bén đem lại thành công cho DN trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay. Như vậy, ngành logistics của nuớc ta trong thời gian tới sẽ phát triển theo huớng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất luợng dịch vụ lên ngang tầm tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, khi thị trường dịch vụ logistics của VN ngày càng tăng trưởng do nhu cầu th ngồi từ các cơng ty VN càng nhiều, dẫn đến sự cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành logistics việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)