2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTIC SỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-
2.2.5 Dịch vụ công nghệ thông tin
Ứng dụng CNTT, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của ngành logistics như công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến, hệ thống thông tin quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu… Hiện nay, có nhiều giải pháp đầu tư CNTT hiệu quả với chi phí thấp, các DN logistics của VN đã nắm bắt cơ hội này để trang bị cho mình. Chẳng hạn, cơng ty Tân cảng Sài Gòn đã áp dụng hệ thống phần mềm quản lý container tại cảng Cát Lái làm giảm được nhiều thời gian chờ đợi, lấy hàng khỏi cảng, góp phần vào việc giải tỏa tắc nghẽn tại đây. Tuy nhiên, chỉ có các DN logistics nước ngoài mới thực sự đủ năng lực để thực hiện dịch vụ CNTT một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Hiện đã có 98,95% DN đang hoạt động khai thuế điện tử và trên 90% DN đăng ký nộp thuế điện tử. Tuy nhiên, khi nói về hạ tầng thơng tin, các DN logistics của VN luôn bị xem là yếu, mặc dù có nhiều ý thức trong việc áp dụng CNTT vào hoạt động của mình nhưng vẫn cịn kém xa so với các DN logistics nước ngồi. Điển hình khi xét về khía cạnh xây dựng website, phần lớn website của DN logistics VN chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình, thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ theo dõi lô hàng, lịch tàu, e-booking... Trong khi đó, khả năng nhìn thấy và kiểm sốt đơn hàng là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Trước đây, kết quả một cuộc điều tra của Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, việc sử dụng phần mềm quản lý kho bãi và cơ sở bán hàng ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều rất thấp (23,3% ở tỉnh Hải Dương; 30,3% tại Đà Nẵng; Hà Nội 32,7% và cao nhất là TP.HCM cũng chỉ đạt 39,3%). Một khảo sát khác của tổ chức tư vấn SMC cũng chỉ ra kết quả tương tự với hệ thống CNTT của 45% nhà cung cấp không đạt yêu cầu. Những hạn chế này đang làm cho doanh nghiệp trong nước cạnh tranh vất vả với các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo đánh giá của Hiệp hội DN logistics VN, trình độ cơng nghệ trong hoạt động logistics ở VN cịn thấp. Việc liên lạc giữa cơng ty logistics với khách hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ. Mặc dù những năm 2010-2011 được ghi nhận có bước đột phá trong thực hiện khai hải quan điện tử, số lượng DN tham gia vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Mặt khác, phương tiện vận tải cịn lạc hậu, cũ kỹ, trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn cịn yếu kém, lao động thủ cơng vẫn phổ biến. Cơng tác lưu kho cịn khá lạc hậu, chưa áp dụng phổ biến tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình phần mềm quản trị kho. Có thể nói, ở VN, một trong những nguyên nhân làm cho dịch vụ logistics của nhiều DN cung cấp thiếu tin cậy là do trình độ ứng dụng CNTT kém.
Mặt khác, nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại VN hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng và chất lượng, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Nhân lực logistics hiện nay chủ yếu được lấy từ các đại lý hãng tàu, các công ty giao nhận vận tải biển và sử dụng theo khả năng hiện có nên việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin càng trở nên khó khăn hơn. Đội ngũ quản lý thường là các cán bộ chủ chốt được điều động đến các công ty logistics. Đội ngũ này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Phần lớn trong số họ thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, ít được cập nhật tri thức mới, phong cách lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ tốt nghiệp đại học nhưng từ những chuyên ngành ngoài logistics, lực lượng trẻ chưa được tham gia hoạch định chính sách. Lực lượng lao động trực tiếp như bốc vác, xếp dỡ, lái xe, kiểm đếm hàng kho bãi thì đa số có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm việc chun nghiệp. Vì vậy, nguồn nhân lực có hiểu biết cơ bản về logistics đã khó, chuyên sâu về ngành này có thể nói là rất khan hiếm.
Bảng 2.7 Trình độ chun mơn của nguồn nhân lực
Nội dung khảo sát Cơ quan tiến hành khảo sát Tỷ lệ phần trăm
Số DN có đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn và
kiến thức về logistics Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics
50% Số DN phải đào tạo lại nhân
viên trong q trình cơng tác 30%
Đội ngũ nhân viên trong các DN logistics được đào tạo qua
các công việc hàng ngày
Viện Nghiên cứu và Phát triển của trường Đại học Kinh tế
Quốc dân
80,26% Đội ngũ nhân viên trong các
DN logistics tham gia các khóa đào tạo trong nước
23,6% Đội ngũ nhân viên trong các
DN logistics được các chuyên gia nước ngoài đào tạo
6,9% Đội ngũ nhân viên trong các
DN logistics tham gia các khóa học đào tạo ở nước ngồi
3,9%
Nguồn: Tổng hợp các kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics năm 2013 và Viện Nghiên cứu và Phát triển của trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2014 Trước thực trạng trên, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho ngành logistics cần phải được đẩy mạnh. Hiện tại, một số trường đại học có chương trình đào tạo về logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các khoa quản trị kinh doanh, kinh tế vận tải, nghiệp vụ ngoại thương, thương mại và du lịch... nhưng chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ và vận tải. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng chưa nhiều. Ngay cả các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực logistics vẫn cịn q ít so với yêu cầu phát triển. Mới chỉ có Đại học GTVT TP.HCM là có ngành logistics và vận tải đa phương thức, trường Đại học Hàng hải VN mới chỉ thành lập bước đầu là Trung tâm logistics và Bộ mơn logistics thuộc khoa kinh tế vận tải biển. Ngồi ra, một số cơ sở đào tạo như Viện Logistics Việt Nam, Công Ty Tri Thức Hậu Cần, Trung Tâm Phát Triển Khoa Học Kinh Tế trực thuộc Viện Nghiên Cứu Châu Á… cũng chỉ dừng lại ở việc cung cấp các khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ logistics.